“Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”

HNM| 16/10/2021 15:03

Khu vực Sơn Tây có núi, gò đồi và núi Ba Vì cao hơn 1.000m chắn gió nên tạo ra vùng tiểu khí hậu. Theo “Dư địa chí Hà Tây”, vào mùa hè, nhiệt độ ở vùng này cao hơn đồng bằng từ 0,3 - 0,4oC và nhiệt độ trong nhà có năm lên đến 39oC.

“Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”
Phong cảnh sơn thủy hữu tình ở dãy Ba Vì.

Theo thống kê của ngành Khí tượng, trong nửa cuối thế kỷ XX, tổng số giờ nắng ở Sơn Tây trung bình một năm là 1.881 giờ, trong khi ở trạm Láng chỉ là 1.651 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 211 giờ và thấp nhất là tháng 3 với 52 giờ. Nhiệt độ cao nhất ở Sơn Tây là từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cao, cộng thêm gió khô nóng từ phía tây thổi qua (người Kinh gọi là gió Lào, người Mường gọi là gió Chảng) khiến không khí như thiêu đốt. Trung bình mỗi năm Sơn Tây có 10 ngày gió Chảng. Những ngày này, trời Sơn Tây trong vắt, thỉnh thoảng có đám mây trắng lững lờ qua. Không chỉ nắng, mưa ở Sơn Tây cũng nhiều hơn khu vực xung quanh. Sau mưa, nhiệt độ giảm nhưng vì độ ẩm cao nên không khí oi bức, ngột ngạt. 

Năm 1884, khi quân đội Pháp đến Sơn Tây và chân núi Ba Vì, gió Chảng khiến lính lê dương Algérie vốn quen với cái nóng ở Bắc Phi cũng không chịu nổi. Trong cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”, tác giả Charles-Édouard Hocquard đã mô tả: “Suốt ngày, ai cũng cảm thấy bức bối, oi ả giống như khi sắp có giông lớn ở Pháp. Những người lính Algérie cũng không thoát khỏi cảm giác nặng nề, bức nồng. Họ cũng bị vã mồ hôi đầy mình và phải quạt luôn tay. Nhiều người say nắng ngất đi... Màu da hồng hào đã biến mất và chứng thiếu máu bắt đầu làm giảm quân số”. 

Với người dân sống ở vùng này, cái nóng đi vào câu thành ngữ: “Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”. Thế nhưng, cái nắng vùng Sơn Tây lại làm vị chua chát trong hoa quả kết thành đường mê hoặc người ăn. Quả vải ở Tây Đằng xưa được gọi là vải đường và mít thì ngọt không nơi nào so được. Cũng vì nắng nhiều nên đá ong dưới bề mặt quả đồi trở thành thứ vật liệu bền chắc nhưng rẻ tiền. Mấy ai biết, nhiều móng điện ở Huế được xây bằng đá ong vùng Sơn Tây.

Núi Ba Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ở độ cao 100m, nhiệt độ giảm khoảng 0,5 - 0,6oC; độ cao 400 - 600m giảm 2,5 - 3oC; lên 1.000m thì nhiệt độ mùa hè thấp hơn đồng bằng từ 6 - 7oC. Mây là do không khí đi qua vùng nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những hạt ly ti. Đứng ở xa nhìn lên núi Ba Vì thấy mây dường như đứng yên, bao quanh núi. Người dân vùng Sơn Tây nhìn núi Ba Vì có thể đoán biết được thời tiết nên có câu: “Đội mũ sớm mai, thắt đai chiều tối”, có nghĩa là trời đang cơn mưa mà thấy mây trùm lên đỉnh Ba Vì thì sáng hôm sau thế nào cũng mưa, còn mây đọng ở sườn núi tức là trời sắp mưa. Vào mùa hè, ở độ cao 600m trở lên, mây liên tục chuyển động lúc dày, lúc mỏng, thi thoảng thấy le lói ánh nắng nhưng có lúc mặt trời lại bị mây che lấp. Vào mùa xuân, mây nhẹ nhàng len qua kẽ lá. Vì núi gần đồng bằng nên nhiệt độ chênh lệch làm cho không khí đối lưu. Bởi vậy, mây Ba Vì không bị "cầm tù" như những vùng núi khác...

Năm 1902, Công sứ Pháp ở tỉnh Sơn Tây là Theodore Muselier cùng một đoàn người thám hiểm đỉnh Ba Vì. Ông ta vô cùng ngạc nhiên vì mây ở đỉnh núi này như sắc cầu vồng. Sự thay đổi màu sắc chóng vánh ở đỉnh Ba Vì khiến Muselier và đoàn tùy tùng vô cùng thích thú. Trong hồi ký, Muselier mô tả: “Đang chìm vào suy nghĩ, bỗng nhiên tôi giật mình khi nhìn một quầng sương như một chiếc thuyền khổng lồ màu bạc lao thẳng đến. Cú va chạm nhẹ nhưng thảng thốt đầy cảm xúc. Vừa kịp thấy cái lạnh phả vào mặt, tôi đã thấy nắng rực rỡ bừng lên. Sương bị nắng bào mòn, mỏng như khói bao phủ lên cây rừng khiến màu xanh của đại ngàn bỗng chốc bị đổi màu giống như một tấm ảnh cũ vì thời gian. Vài phút sau, cảnh vật bật nét trở lại, xanh ngắt...”. Trước Muselier, vào năm 1790, hương cống Đoàn Nguyễn Tuấn đã leo núi Ba Vì thưởng ngoạn cảnh sắc, sau đó ông làm bài thơ bằng chữ Hán “Tản lĩnh vân gian” (“Núi Tản trong mây”). Bài thơ có câu: “Quang tạnh trong mây núi ngút ngàn/ Mây trên núi Tản hiện mơ màng...”.

Thời hiện đại, có một nhà thơ cũng bị mây, nắng đặc biệt của xứ Đoài ám ảnh, đó là Quang Dũng. Trong bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây", ông viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”. Và bài hát “Ba Vì mờ cao” của thi nhân xứ Đoài này cũng nhắc đến mây Ba Vì: "Gió đưa mây lang thang lối về ngàn xưa", "Hồ mây dâng sóng dưới trăng mờ". Có thời kỳ cánh sinh viên, học viên các trường, học viện đóng trên địa bàn cũng lan truyền mấy vần thơ vui: “Nắng Sơn Tây đốt đời trai trẻ/ Mây Ba Vì che khuất cả tương lai”...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Quận Hoàn Kiểm tổ chức lễ gắn biển công trình Trường Mầm non 1/6
    Sáng 22/4, trong không khí phấn khởi hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), quận Hoàn Kiếm long trọng tổ chức lễ gắn biển công trình Trường Mầm non 1/6. Buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, đại diện các ban ngành, nhà giáo, phụ huynh và học sinh trường Mầm non 1/6
Đừng bỏ lỡ
“Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO