Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn

Đăng Chung| 23/04/2018 08:08

Những năm qua, Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi số lượng du khách đến với thắng cảnh Hương Sơn ngày một đông. Có được những kết quả đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường du lịch tại khu di tích, ngành du lịch Hà Nội đã và đang nỗ lực nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại đây để thu hút du khách…

Đa dạng sản phẩm du lịch

Thực hiện Kế hoạch khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại các quận, huyện thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội, vừa qua (18/4), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức, đại diện Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Hà Nội cùng các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành tổ chức đoàn khảo sát thực tế trên tuyến Tuyết Sơn (gồm chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn), thuộc quần thể khu di tích thắng cảnh Hương Sơn và tọa đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức”.

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Ông Trần Đức Hải – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm (Ảnh: Đăng Chung).

Tại buổi tạo đàm, ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, chương trình công tác nhằm xây dựng các điểm đến du lịch phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách du lịch cũng như tăng hiệu quả hoạt động của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn Thành phố, tạo sức hút du khách đến với các điểm du lịch địa phương. Hiện nay, theo quy hoạch trên địa bàn Thành phố có 6 trọng điểm về du lịch. Khu vực huyện Mỹ Đức là Hương Sơn, Quan Sơn là một trong 6 trọng điểm du lịch, tuy nhiên các hoạt động khu vực này trọng tâm là chùa Hương (Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn). Lượng du khách đến với chùa Hương tập trung trong 3 tháng âm lịch đầu năm - mùa lễ hội chùa Hương tương đối lớn, chủ yếu là khách du lịch tâm linh. Sau mùa lễ hội, 9 tháng còn lại khách du lịch đến rất hạn chế…

“Hương Sơn (Chùa Hương) là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Tuyết Sơn, Thanh Sơn... xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây mà còn được tôn vinh bởi Hương Sơn nằm trong cái nôi văn hóa đặc sắc, với các phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Mới đây, chùa Hương đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, với tài nguyên thiên nhiên ban tặng, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cần phải phát triển hơn nữa một loại hình văn hóa đặc biệt của Hà Nội, phong phú với các sản phẩm du lịch vừa gắn với di tích lịch sử tâm linh vừa gắn với các lễ hội truyền thống và các làng nghề trên địa bàn huyện Mỹ Đức…” - ông Trần Đức Hải nhấn mạnh.

Thông tin về tuyến Tuyết Sơn, ông Nguyễn Bá Hiển - Phó Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết: Tuyến Tuyết Sơn (chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn- thuộc quần thể khu thắng cảnh Hương Sơn), được thiên nhiên ban tặng với cảnh vật rất đẹp trên bến dưới thuyền du khách thăm quan đánh giá rất cao. Chùa Bảo Đài cũng là nơi có rất nhiều điểm nhấn về du lịch, trên cung đường lên động Tuyết Sơn có những rừng mơ nổi tiếng cùng với những giá trị về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: trồng rau sắng, rừng mơ đi vào thơ ca trong lòng du khách và nhân dân địa phương từ lâu. 

Theo ông Hiển để thu hút khách du lịch đến tuyến Tuyết Sơn, cũng cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, hệ thống hàng quán đồng bộ, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, tăng cường thêm lực lượng giới thiệu du lịch cho du khách… Đồng thời, Phó Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng mong muốn phía Sở Du lịch Hà Nội, các ban ngành đoàn thể, lãnh đạo huyện Mỹ Đức tiếp tục quan tâm đến đội ngũ tiếp viên tại điểm, để tại các điểm di tích khi có khách du lịch đến vừa giới thiệu giá trị di tích, giá trị lịch sử của tour tuyến điểm vừa là người để giữ gìn môi trường cảnh quan, công tác ANTT… Để tour tuyến về với thắng cảnh Hương Sơn ngày cảng thuận tiện hơn.

Đánh thức tiềm năng du lịch

Dẫn chúng tôi đi thăm quan, anh Nguyễn Tuấn Anh - Tổ hướng dẫn tuyên truyền Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, động Tuyết Sơn nơi đây xưa kia là một vùng hoang vắng. Đời Vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (1694) bà quận chúa Hoàng Thị Ngọc Hương về dựng chùa Bảo Đài mở động Tuyết Sơn làm nơi thờ Phật. Từ đó, chùa Bảo Đài được xây dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam đời Lê - Trịnh. Trải qua nhiều thế kỷ chùa đã được tu sửa lại nhiều lần như. Đến nay, hình dánh chùa được làm theo kiến trúc nhà Nguyễn. Đứng giữa sân chùa có thể cảm nhận được sự tráng lệ, kỳ vĩ của cảnh chùa, núi non.

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Du khách vãn cảnh chùa Bảo Đài (Ảnh: Đăng Chung).

Trên cửa động Tuyết Sơn có khắc ba chữ Hán “Ngọc Long Động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là Tam bảo thờ Phật, bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây Trường Tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động thứ hai là điện thờ Mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá. Động Tuyết Sơn thuộc quần thể Thắng cảnh Hương Sơn nên hàng năm lượng khách đến đây chủ yếu đông vào dịp Lễ hội Chùa Hương là chính và thường đi trong một ngày. Ngoài Lễ hội chùa Hương khách vãn cảnh chùa Bảo Đài và động Tuyết Sơn thưa thớt hơn.

Anh Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Công ty du lịch Nụ cười mới nhận định, “trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch tâm linh có thể nói phát triển mạnh mẽ. Trong đó có danh nam thắng cảnh Hương Sơn, Thiên Trù, Hương Tích…được các đơn vị khai thác chùa Hương tâm niệm khách phải đi đủ 5 năm hoặc 10 năm giống như đi Yên Tử, Bái Đính… để hành trình về đất phật. Tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn thì tuyến Tuyết Sơn (chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn) cũng là một điểm nhấn du lịch cần được “đánh thức” tiềm năng giá trị du lịch, đề cùng một hành trình về chùa Hương thì các đơn vị lữ hành có thể khai thác thêm tuyến Tuyết Sơn và Long Vân.

“Giá trị chùa Hương không thể khai thác trong vòng 3 tháng hết được mà phải khai thác cả năm. Có thể khai thác vào các tháng 9, 10 đó là mùa hoa Súng tiềm năng rất lớn của chùa Hương, du khách có thể đi chụp ảnh hoa Súng trong ngày, hay tháng 3 mùa hoa Gạo chùa Hương… đó là những gì thiên nhiên ban tặng cho Mỹ Đức, để du khách cảm nhận đánh giá những giá trị tiềm năng du lịch chùa Hương và đặc biệt sản phẩm du lịch chùa Hương có thể kết nối với các sản phẩm du lịch phụ cận như: trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 22 xã, 1 thị trấn thì có khoảng 43 lễ hội truyền thồng, làng nghề, đi đâu chúng ta có thể bắt gặp giá trị lễ hội. Vì vậy, các đơn vị lữ hành có thể đánh giá tổ chức cho du khách đến với Mỹ Đức nhiều hơn.”

Tại buổi tọa đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức”, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm hạn chế phát triển du lịch huyện Mỹ Đức trong đó điểm nhấn khu di tích thắng cảnh Hương Sơn như: cần sớm khắc phục ở tuyến du lịch Tuyết Sơn gồm: Hạ tầng giao thông hạn chế, đò vận chuyển khách còn biểu hiện mất an toàn khi chưa được trang bị áo phao; lái đò đòi tiền típ; thiếu hướng dẫn viên du lịch tại điểm; biển chỉ dẫn chưa đồng bộ; hàng quán hai bên đường lụp xụp và còn nhiều rác thải vứt bừa bãi; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức; nhiều điểm không có sóng di động, internet…

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Du khách thành tâm trong động Tuyết Sơn (Ảnh: Đăng Chung).

Trước những vấn đề đặt ra, để nâng cao chất lượng tuyến Tuyết Sơn nói riêng, quần thể di tích danh thắng chùa Hương nói chung, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải đề nghị huyện Mỹ Đức, Ban quản lý khu di thích thắng cảnh Hương Sơn cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách để xây dựng sản phẩm du lịch; xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn đồng bộ trên các tuyến du lịch; xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng; tổ chức bộ phận hướng dẫn viên tại điểm để thực hiện tốt không chỉ trong 3 tháng mà cả 9 tháng sau lễ hội; với khoảng 5.000 đò, vì vậy phải quản lý tốt đội ngũ lái đò vận chuyển khách, đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức thường xuyên cho người lái đò; chủ động đẩy mạnh liên kết hợp tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch; đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho tất cả du khách,…

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Xuân Tùng - Trưởng phòng quản lý lữ hành, Sở Du lịch Hà Nội mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp cùng Sở Du lịch, UBND huyện Mỹ Đức xây dựng những sản phẩm mới, đa dạng hóa, khác với sản phẩm du lịch truyền thống không chỉ là những sản phẩm phục vụ du khách mùa du lịch, lễ hội. Qua những buổi khảo sát thực tế giúp cho nhà quản lý thấy rõ những việc cần phải làm, cần phải điều chỉnh, bổ sung, cần đầu tư hoàn thiện hơn để các doanh nghiệp có thể xây dựng và bán sản phẩm du lịch cho du khách không chỉ vào các dịp mùa lễ hội.

Trong thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục giới thiệu các điểm đến du lịch tới các đơn vị lữ hành để mong rằng các doanh nghiệp có thêm đánh giá nhìn nhận giá trị du lịch và căn cứ vào các nhu cầu thị hiếu của khách để xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, đưa ngành du lịch Thủ đô ngày càng phát triển.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi: Chủ động, sáng tạo và tiên phong trong công tác nghiên cứu khoa học
    Trải qua 2 năm sau hợp nhất, Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Song với quyết tâm của Ban Giám đốc cùng với toàn thể nhân viên Trung tâm đã không ngừng cố gắng, vượt qua thử thách, từng bước trưởng thành và khẳng định vai trò tích cực, vị thế quan trọng của một cơ quan nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ ngành, có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển chung của Viện chăn nuôi.
  • Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo giám sát chặt chẽ bếp ăn trường học
    Liên quan đến sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm, canh thừa, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và VSATTP cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO