Chính sách & Quản lý

Năm 2025, Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

Văn Thiện 09:44 01/02/2025

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

kcn-sai-dong-a.png
Khu công nghiệp Sài Đồng A, Sài Đồng, Hà Nội (ảnh minh hoạ)

Kế hoạch nhằm mục tiêu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp còn lại nhằm hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018-2020; hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021-2024;

Quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% cụm công nghiệp xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công thương làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã để triển khai kế hoạch. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm giám sát tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp đang hoạt động, theo dõi và đôn đốc quá trình khởi công các cụm công nghiệp mới, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai tại các cụm công nghiệp theo đúng quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã nơi có cụm công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm quản lý, xử lý các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng. Đồng thời, các địa phương cần đẩy nhanh quá trình phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của các cụm công nghiệp, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch cấp cao hơn, tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương là giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các cụm công nghiệp triển khai đúng tiến độ đã đề ra. Bên cạnh đó, Thành phố yêu cầu xây dựng kế hoạch hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông và dịch vụ công cộng.

Chủ đầu tư các CCN chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn PCCC, an ninh trật tự… Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định của pháp luật, quyết định thành lập, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ quy định. Xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải… Cải tạo nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật các CCN. Chủ động kêu gọi, thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành nghề đã được phê duyệt.

Ngoài ra, UBND TP yêu cầu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển CCN trên địa bàn TP; tháo gỡ khó khăn vướng mắc; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN theo Phương án phát triển cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn TP. Tổ chức quản lý, đầu tư, phát triển các CCN trên địa bàn TP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Tăng cường xử lý việc thao túng giá bất động sản
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • Nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền tại Hà Nội
    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày (từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại TP. Hà Nội diễn ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, chất lượng... là những sự kiện sôi động, hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • Quận Tây Hồ: Phát huy thành tựu, nỗ lực xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
    Triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thành ủy về Đại hội Đảng bộ cấp quận, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, quận Tây Hồ đang tích cực các bước chuẩn bị theo phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển. Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ quận, đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ đã có những chia sẻ với tạp chí Người Hà Nội về thành quả cũng như định hướng phát triển của quận trong thời gian tới.
  • Xuân vùng cao
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xuân vùng cao của tác giả Lê Bá Thự.
Năm 2025, Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO