Một nông dân bỏ ra hơn 200 triệu đồng làm đường

Đức Trí/CAND| 25/09/2017 10:43

Ngoài đóng góp cùa người dân địa phương được hơn 68 triệu đồng, ông Đỗ Văn Thông ở Bình Phước đã bỏ ra hơn 200 triệu đồng làm đường.

Chứng kiến cảnh người dân, nhất là các em học sinh vất vả quanh năm lưu thông trên con đường với mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt, mùa nắng lại bụi mù mịt, nông dân Đỗ Văn Thông (49 tuổi, ở ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã chủ động bàn bạc với chính quyền và người có uy tín trong ấp quyết tâm tu sửa con đường để người dân đi lại được thuận tiện.

Tuyến đường ĐT 753B xuống cấp dài khoảng 13km, bắt đầu từ Km21 QL14 đi vào dốc Năm Tầng, thông với các xã Thống Nhất, Nghĩa Trung (huyện Bù Đăng); Đồng Tâm, Tân Phước (huyện Đồng Phú).

Mặc dù là tỉnh lộ nhưng đã hơn 10 năm qua, đoạn đường này xuống cấp trầm trọng với những ổ gà, ổ voi; mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt, còn mùa khô lại bụi bay mù mịt, rất khó khăn cho những hộ dân sinh sống dọc tuyến đường này mỗi khi di chuyển.

Một nông dân bỏ ra hơn 200 triệu đồng làm đường - Ảnh 1.

Các phương tiện đang thi công quãng cuối cùng tại ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng để hoàn thiện đoạn đường.

Sau khi thống nhất phương án, ông Đỗ Văn Thông bắt đầu liên hệ với bạn bè, người thân trong gia đình có máy móc, phương tiện để nâng cấp. Sau hơn 2 tháng bắt tay vào thi công, đến nay, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành.

Theo ông Đỗ Văn Thông, trong quá trình thực hiện tu sửa, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, hộ dân, tiểu thương buôn bán trên tuyến đường thấy được lợi ích nên nhiều người đã tự nguyện đóng góp, người thì vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.

Đến nay, số tiền ủng hộ của các doanh nghiệp, người dân lên đến hơn 68 triệu đồng. Công trình được nâng cấp khá bài bản, đất 2 bên đường được xúc để làm mương thoát nước và nền đường. Qua nâng cấp, đến nay mặt đường được máy móc san lấp, lu phẳng lì.

“Nếu thuê thì tổng giá trị công trình có thể lên đến 600 triệu đồng. Nhưng vì gia đình và một số anh em, bạn bè tự nguyện bỏ máy móc để thi công, chỉ tốn tiền dầu và trả tiền công cho các công nhân, do đó chi phí chỉ bằng khoảng một nửa. Với số tiền đã quyên góp được (hơn 68 triệu đồng), gia đình tôi đã bỏ ra thêm 200 triệu đồng để chi trả tiền xăng dầu, nhân công”, ông Thông cho biết.

Ông tâm sự thêm: “Thấy đường quá xuống cấp, mọi người rất khó di chuyển nên khi nhận được sự ủng hộ của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, bạn bè, anh em trong gia đình, vì vậy tôi quyết tâm sửa lại tuyến đường để tiện hơn cho việc đi lại. Và rất may mắn đoạn đường nay đã gần xong như ý muốn”.

Anh Lữ Văn Vũ, làm nghề thu mua mủ cao su ở ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, ủng hộ 10 triệu đồng làm đường, nói: “Là một người dân đang sinh sống trên tuyến đường này, chúng tôi cũng phải có trách nhiệm cùng với anh Thông cùng nhau góp một phần nhỏ vào sửa chữa để bà con có con đường đi lại thuận lợi hơn”.

Dọc trên tuyến đường được nâng cấp có khoảng 600 hộ dân, trong đó khoảng 40% là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Già làng Điểu Gỡ, xã Nghĩa Trung phấn khởi nói: “Khi đường chưa được tu sửa, đường xấu bà con đi lại khó lắm. Nay có anh Thông bỏ tiền ra, rồi đứng ra vận động sửa đường, bà con ở đây rất là phấn khởi”.

Ông Huỳnh Tấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng cho biết: “Đây là tuyến đường do tỉnh quản lý, sau nhiều năm đường bị hư hỏng, cử tri nhiều lần than phiền nhưng vẫn chưa được xử lý. Nay tuyến đường được anh Thông cùng các doanh nghiệp, người dân ủng hộ tu sửa đi lại thuận lợi, ai cũng vui mừng…”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội trở lại phong quang, sạch đẹp sau bão lũ
    Bão số 3 kèm mưa lớn trong những ngày qua làm ảnh hưởng nặng nề đến các công trình, cảnh quan đô thị, nhà cửa, cây cối… lực lượng chức năng, người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp, tái thiết để trả lại bộ mặt xanh, sạch đẹp cho thành phố.
  • [Podcast] Hoàng thành Thăng Long – Chứng nhân lịch sử lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày Giải phóng Thủ đô
    Vào lúc 15 giờ (10/10/1954), lễ chào cờ đầu tiên trong ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự tham gia của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và đông đảo người dân Hà Nội. Ngày 10/10/1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam
    Hải và Thuỷ đang bê những thùng tài liệu lên xe chuẩn bị rời khỏi khách sạn, vừa đi Thuỷ vừa quay sang hỏi Hải: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
  • Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão lũ
    Sáng 15-9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
  • Huyện Sóc Sơn khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Là một trong những địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của huyện Sóc Sơn trong đợt mưa lũ vừa rồi, người dân các thôn Hòa Bình, An Lạc của xã Trung Giã đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Đừng bỏ lỡ
Một nông dân bỏ ra hơn 200 triệu đồng làm đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO