Chính sách & Quản lý

“Một cái bắt tay lịch sử” làm hồi sinh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan

Hà Oai 18:27 21/12/2024

TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện “một cái bắt tay lịch sử” triển khai Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan để hồi sinh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

z6151410306998_58713e9828663388f6901b580f1653d8.jpg
Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.

Ngày 21/12, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Di tích Hải Vân Quan là công trình văn hóa - lịch sử quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện tấm lòng của hậu thế đối với các bậc tiền nhân có công trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Hải Vân Quan nằm ở độ cao 490m trên dãy núi Hải Vân và từ lâu đã được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, Hải Vân Quan là một công trình kiến trúc thành lũy quân sự ấn tượng được xem là một trong những cửa ải hùng tráng bậc nhất Việt Nam mang nhiều giá trị về văn hóa lịch sử và là thắng cảnh nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch của Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

Với vai trò như một cột mốc kết nối hai vùng du lịch Bắc và Nam Trung Bộ, di tích Hải Vân Quan mang trong mình giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo nên ngày 14/7/2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Hải Vân Quan là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Hải Vân Quan đã chứng kiến nhiều trận chiến khốc liệt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đồng thời cũng chịu tác động nặng nề từ điều kiện khí hậu mưa nhiều, nắng gắt vô cùng khắc nghiệt dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Nhận thức rõ giá trị của Hải Vân Quan, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá nơi đây là một tài nguyên du lịch độc đáo, có tiềm năng liên kết vùng và có thể trở thành “mỏ vàng” nếu được quản lý và khai thác một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy, hai địa phương đã cùng thực hiện “một cái bắt tay lịch sử” để hồi sinh di tích Hải Vân Quan.

z6151410106683_9199dc0b79a80508faf2cc2f71b99e9f.jpg
Toàn cảnh Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.
z6151410007710_2dcb4c7e44e595155d430c7c9cbd16a2.jpg
Toàn cảnh di tích Hải Vân Quan.

Sau 3 năm, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng (mỗi địa phương đóng góp 50% từ nguồn ngân sách). Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế đã triển khai các hoạt động phục vụ, thu hút du khách như thí điểm nền tảng check-in và ghi nhận sự hiện diện của khách du lịch tại di tích quốc gia Hải Vân Quan.

Hiện nay, hai địa phương còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan như triển khai ứng dụng công nghệ (3D), phủ sóng Wifi miễn phí tại điểm tham quan nhằm hỗ trợ du khách tìm hiểu thêm các giá trị di sản, cập nhật kịp thời các dịch vụ, tiện ích hiện có trong hành trình tham quan di tích quốc gia Hải Vân Quan…

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã có “một cái bắt tay lịch sử” để cùng làm sống lại di tích Hải Vân Quan. Hải Vân Quan là tài sản chung vô giá, là biểu tượng của quan hệ đoàn kết, hợp tác tốt đẹp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, là tiền đề để hai bên tiếp tục phối hợp tốt trong công tác phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan ở hiện tại và tương lai.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan hoàn thành đưa vào hoạt động là sự nỗ lực cao và biểu tượng đoàn kết giữa hai địa phương để cùng nhau thực hiện. Hy vọng trong thời gian không xa, Hải Vân Quan sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, là niềm tự hào của con dân hai xứ Thuận - Quảng xưa hay Huế - Đà Nẵng ngày nay.

z6151410487941_134e0fc9742d189f41602e3510749d69.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi lễ.
z6151410806866_b2b7b91f701e0c98426c7e256ea7abb2.jpg
Khách tham quan di tích Hải Vân Quan.

Với kiến trúc độc đáo và có giá trị to lớn về lịch sử quân sự, di tích quốc gia Hải Vân Quan với vị trí “độc nhất vô nhị” đã và đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng ngoạn. Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và thiên nhiên gắn với di tích quốc gia Hải Vân Quan là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giáng sinh ấm áp với sách Kim Đồng
    Chào đón mùa Giáng sinh năm nay, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới đa dạng về thể loại, giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin thú vị về lễ Giáng sinh, những cuốn sách ấm áp về tình yêu thương, sự sẻ chia, hàn gắn, cùng nhiều cuốn sách kiến thức mới lạ, bất ngờ về thế giới xung quanh.
  • Phim lịch sử Việt Nam: Sợ hãi, ngại ngần ngăn cản sáng tạo
    Dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam từng ghi dấu những cái tên đã trở thành biểu tượng như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973), Sao tháng Tám (1976), Bao giờ cho tới Tháng Mười (1984), Hà Nội mùa đông năm 46 (1997),… hay những bộ phim gây được tiếng vang trong thời gian gần đây như Đừng đốt (2009), Long Thành cầm giả ca (2010), Mùi cỏ cháy (2012), Những người viết huyền thoại (2013), Đào, phở và piano (2023)… Nhưng những tác phẩm thể loại lịch sử ấn tượng tiếp theo dường như vẫn mắc kẹt đâu đó trong giấc mộng của những nhà làm phim khi bị bủa vây bởi muôn vàn nỗi sợ và thách thức từ kịch bản, kinh tế, chính sách, tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Hội Sân khấu Hà Nội năm 2024: Hoạt động hiệu quả, gặt hái nhiều giải thưởng
    Sáng ngày 20/12, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại trụ sở Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm).
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ
    Sáng 21/12, Lễ mít tinh Tiếp cận y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh, chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 5.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
  • Ấm tình người dân vùng biên huyện Bảo Lạc từ nghĩa cử cao đẹp của người Việt xa xứ
    Thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi cơn bão số 3 gây ra thiệt hại rất lớn đến đời sống của người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), bên cạnh sự hỗ trợ khắc phục hậu quả của chính quyền các cấp, người dân địa phương đã nhận được sự sẻ chia từ nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trong đó, đáng kể là tấm lòng của anh Đoàn Quý, một người Việt đang sinh sống và làm việc tại Canada.
Đừng bỏ lỡ
“Một cái bắt tay lịch sử” làm hồi sinh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO