Kiến trúc - Quy hoạch

Mở rộng cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên lên 6 làn xe

Minh Nhật 12:05 09/06/2025

Việc mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được đánh giá là phù hợp với quy hoạch và nhu cầu thực tế, bởi hiện tại, tuyến đường này mới chỉ đạt quy mô từ 2 - 4 làn xe, chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại và tiêu chuẩn cao tốc....

hn-.jpg
Việc mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ùn tắc và đáp ứng được nhu cầu đi lại.

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Cụ thể, tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng có chiều dài khoảng 227 km, được quy hoạch mở rộng từ 4 - 6 làn xe, dự kiến hoàn thành trước năm 2030. Trong đó, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên có chiều dài hơn 62 km đã đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện quy mô 4 làn xe và đang được tính toán nâng cấp lên 6 làn xe để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng đánh giá việc mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là phù hợp với quy hoạch và nhu cầu thực tế, bởi hiện tại, tuyến đường này mới chỉ đạt quy mô từ 2 - 4 làn xe, chưa đáp ứng được hết nhu cầu và tiêu chuẩn của cao tốc.

Việc đầu tư mở rộng cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực khai thác, giảm tình trạng ùn tắc - đặc biệt trong các khung giờ cao điểm, khi lưu lượng phương tiện đã đạt mức 44.687 xe quy đổi/ngày đêm, đồng thời cải thiện đáng kể an toàn giao thông.

Theo đó, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành đã đề xuất đầu tư mở rộng tuyến Hà Nội - Thái Nguyên theo hình thức PPP với hai phương án cụ thể:

Phương án 1: Đầu tư mở rộng đoạn Hà Nội - Thái Nguyên từ nút giao Vành đai 3 đến nút Tân Long, chiều dài hơn 63 km, tốc độ thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 6.790 tỷ đồng, trong đó không có phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Phương án 2: Đầu tư mở rộng đoạn Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới, tổng chiều dài trên 100 km, tốc độ thiết kế từ 80 - 100 km/h. Tiến độ thực hiện chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Mở rộng đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (nút giao Vành đai 3 đến Tân Long), quy mô 6 làn xe, hoàn thành năm 2027.

Giai đoạn 2: Mở rộng đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (trùng tuyến dự án BOT hiện hữu), quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2029.

Với phương án thứ hai, nhà đầu tư dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 16.789 tỷ đồng, dự kiến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khoảng 5.363 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng đánh giá đề xuất của doanh nghiệp là hợp pháp, phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tổng mức đầu tư cũng như tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia được nhận định là phù hợp với mặt bằng các dự án tương tự hiện nay.

Tuy nhiên, trước khi triển khai, doanh nghiệp cần làm việc với nhà đầu tư BOT hiện hữu trên đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới nếu quyền sở hữu tài sản công chưa được xác lập rõ ràng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ xem xét, thống nhất chủ trương mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới và giao UBND tỉnh Thái Nguyên làm cơ quan có thẩm quyền, theo đúng quy định của Luật PPP.

Việc mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe được kỳ vọng sẽ không chỉ giảm thiểu tình trạng ùn tắc mà còn tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Thủ đô và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc trong thời gian tới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
Mở rộng cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên lên 6 làn xe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO