Mễ Trì - Ký ức chưa xa

Nguyễn Minh Hoa| 29/07/2021 09:24

Mễ Trì - Ký ức chưa xa

Người trong vùng vẫn bảo: Làng Mễ Trì có nghề cốm là do con gái làng Vòng lấy chồng người làng này và đem nghề về đây. 

Có lẽ đúng, vì xưa cánh đồng vài làng sát nhau, chỉ cách mỗi cái bờ vùng. Đồng làng nào, ruộng nhà ai người ấy biết, chứ đám vãng lai hay người thiên hạ khó mà phân biệt nổi. Giai làng này, tán gái làng bên là đúng, nhưng đem nghề cốm về Ao Gạo thì quả là một duyên đẹp.

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng, 
còn gì ngon hơn.

Xưa, Mễ Trì vẫn là làng, một làng ven đô thật đẹp, đúng là quý địa. Đồng đất Mễ Trì không chỉ rộng mà còn lành, dân ngụ cư về đây cũng yên lòng làm ăn, sinh sống. Khi đơn vị bộ đội và mấy cơ quan Nhà nước  đóng ở đất làng, các khu tập thể của cán bộ nhân viên cũng được xây lên. Nhiều nhà yên ấm ở nơi này, giờ cũng đã trở thành người Mễ Trì đến đời thứ 3. Cũng bởi mấy trường đại học lớn xây kí túc xá sinh viên trên đất Mễ Trì mà làng này thuộc diện đô thị hóa... đời đầu. 

Xưa, khoảng vài chục năm trước, con đường Lương Thế Vinh dẫn vào làng đã có số nhà với những cửa hàng mang biển hiệu phục vụ nhu cầu cho đám sinh viên đại học sáng đèn xem ra rất phố. Nhưng chỉ đi thêm vài lần vít ga xe máy đã là một khung cảnh khác, phải nói quê thật là quê, nhất là mạn cánh đồng và hồ Mễ Trì. Đám sinh viên tỉnh lẻ ở kí túc xá Mễ Trì nếu có nhớ nhà vẫn có thể đi bộ ra đồng hưởng hương lúa mỗi độ mùa về. 

Cũng khoảng 30 năm về trước, ngõ làng Mễ Trì vẫn phơi đầy rơm. Khi ấy, cánh trai làng cũng vẫn nhìn đám con gái tỉnh lẻ ái ngại, vừa muốn tán tỉnh vì tự tin mình là “dân Hà Nội” sẵn nhà cửa ruộng vườn lại vừa tự ti vì mình chỉ là dân lao động, cấy trồng, bán hàng cơm hay cho thuê nhà trọ...

Xưa, mỗi mùa lúa non, cùng với người làng Vòng, người Mễ Trì lại bận rộn đêm ngày làm cốm. Những xe đạp, xe máy chở lúa về làng kìn kìn, mùi thóc, mùi rơm, mùi cốm thơm nồng. Làm cốm công phu, cầu kì, nào tuốt, luộc giã, sàng, sảy. Cốm làng Mễ Trì khi xưa được làm bằng chính lúa từ Ao Gạo này, lại là người có gốc gác làng Vòng làm nên xem ra khó mà phân biệt nổi đâu là cốm làng Vòng, đâu là cốm làng Mễ Trì. Cứ mỗi mùa thu, khi nắng vàng đậm nhạt mỗi ngày khác nhau là khi vào mùa cốm, cánh chị em làng Mễ Trì lại buộc thúng cái cốm đằng sau đèo hàng xe đạp đi bán cốm. 

Cứ nghe “Cốm ơi” là người  bán cốm dừng lại ngay đon đả mời chào rồi nhanh chóng lật cái vỉ buồm lên, bốc dăm hạt cốm trên tay khoe loại cốm lá me, cốm đầu nia, cốm mộc... Cốm được gói trong lá sen bánh tẻ vừa khéo vừa thơm, rơm nếp buộc vặn cũng đẹp. Người mua cốm đầu mùa về thắp hương, người mua làm quà biếu. Mùa cốm không dài, chẳng mấy mà người mua đã chê cốm cứng, màu đã ngả vàng, mua về để xào mới ngon... Câu chuyện qua lại chẳng mấy người để ý người bán cốm làng nào nữa. 

Nhưng rồi thành phố phát triển mạnh về phía Nam, làng Vòng đô thị hóa nhanh hơn, những cánh đồng lúa mất dần, nhường chỗ cho nhà cao tầng mọc lên. Người làng Vòng đi mua lúa non nơi khác về làm cốm để giữ nghề. Cả cánh đồng Mễ Trì đã thành công trường xây dựng, nguyên liệu cốm làng Mễ Trì cũng có một hành trình “vất vả” không khác gì cốm làng Vòng.

Rồi cánh sinh viên mấy trường đại học quanh làng Mễ Trì về học ngày một đông. Người Mễ Trì cũng không còn mặn mà chuyện canh nông mà chuyển sang xây nhà cho sinh viên thuê và làm dịch vụ. Người ngoại tỉnh cũng theo nhau về đây trọ để mưu sinh trong địa bàn lân cận, vì tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt trong làng bao giờ cũng rẻ hơn. Nhiều người nhanh nhẹn, làm ăn gặp, đã tậu được đất trong làng, trở thành người làng cũng đã đến đời thứ 2. Đây cũng là sự chuyển hướng tất yếu của những làng ven đô mấy chục năm trước.

Con đường bê tông, trở nên chật chội và ổ gà đọng nước đầy vì bị quá tải, dần dà người ta cũng quên luôn con đường trải đá cấp phối đi về phía Cầu Giấy. Đám sinh viên những khóa sau đã không còn biết sự hiện diện của con đường bê tông một thời.

Đồng đất Mễ Trì cũ mới đan xen. Cổng làng Mễ Trì Hạ đã ra mặt đường cao tốc. Miếu Đầm đã nằm trọn vẹn trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Và tất nhiên, cánh đồng làng Mễ Trì mênh mông, “ăn về” tận Phùng Khoang không còn, đầm sen bát ngát của làng cũng chỉ còn trong kí ức của lớp cao niên người làng. 

Mễ Trì thành làng trong phố đã lâu. 
Khu tập thể đài Mễ Trì với những cột thu phát sóng cao ngất trước nằm ven làng, sát cánh đồng giờ lọt thỏm trong những tòa nhà cao tầng. Khó có thể đếm hết được những tòa nhà chọc trời được xây dựng lên trên đồng đất Mễ Trì. Và một góc Mễ Trì đã trở nên hào nhoáng, dấu tích 30 năm, 20 năm, 10 năm đều đã khác. 

Nhưng không phải ai cũng biết, sau bạt ngàn những tòa nhà chọc trời kia, người làng vẫn cấy cầy. Đô thị hóa, đám trẻ đi học, đi làm, nhiều nhà bỏ ruộng đã lâu, nhưng không vì thế mà làng hết người cấy lúa, làm cốm. Người bỏ cấy, thì có người nhận cấy. Nhà ông Tính hay còn có tên khác là ông Ba Dầu ở Mễ Trì Thượng vẫn cấy trên phần đất nông nghiệp nhà mình và cấy “nhờ” trên đất nhà người làng đến 7 sào ruộng. Thóc đủ ăn quanh năm. Cũng như những người trong làng còn giữ nghề cốm, ông vẫn rang cốm (nhưng là rang bằng máy) cho bà nhà đem bán khi mùa. Chiều về bà Tính vẫn hay đi kiếm rau dền cơm và các loại rau tập tàng ngoài đồng về bán trong ngõ xóm. Thứ rau này luôn đắt hàng vì cả người làng lẫn người thuê trọ hay đám sinh viên tự nấu ăn đều rất thích.

Mấy chục năm nay, chưa vụ nào ông Tính bỏ cấy cày, vẫn toan tính của một lão nông thực thụ, đủ thóc ăn mới yên tâm. Ông nhớ đồng đất và đầm sen làng mình bát ngát, cho đến những năm 1980  ông còn mua xe ngựa đi chở thóc cho nhà nước, nhớ giã cốm bằng tay... Thế mà giờ đầm sen chỉ còn trong khuôn viên hội nghị quốc gia, cốm rang bằng máy mỗi ngày cả tấn.

Qua cách ông Tính kể, thấy rằng làng lên phố là cả một chặng dài nhưng những được mất lại tươi mới như chỉ đâu đây, có khi thấm buồn, rưng rưng.

Một diện mạo mới hiện lên trên đất Mễ Trì xưa khi những chung cư, biệt thự cứ lần lượt mọc lên. Tên một tòa nhà Mễ Trì plaza, lần đầu nghe và nhìn thấy là lạ, lâu rồi cũng thành quen. Những cái tên đường Đồng Me, phố Miếu Đầm có chăng chỉ gợi kí ức xưa cũ với đám cao niên sinh ra và gắn bó với đất này. 

Và rồi khi sống trong những căn hộ tiện nghi, tận hưởng không khí mát lành của ao đầm Mễ Trì trong khu quy hoạch, còn mấy ai nhớ Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ và những con ngõ nhỏ chạy trong làng; còn mấy người chợt nhớ hay có duyên gì nhắc để mà tìm hiểu về mảnh đất có tên Anh Sơn - Mễ Trì - Ao Gạo nữa không?  
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mễ Trì - Ký ức chưa xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO