Mẹ con nhà Gà

Truyện ngắn của Lan Phương| 31/05/2017 09:44

Gà Con cực kỳ xinh đẹp. Gà Con mặc bộ áo liền quần vàng tơ mềm mại, sạch bong không dính một hạt bụi. Chiếc mũ đội trên đầu cùng màu với bộ quần áo đang mặc. Đôi giầy cao cổ cũng màu vàng nhưng vàng sậm, như một đường viền hài hòa, làm nổi bật màu vàng tơ của bộ áo liền quần. Đặc biệt đôi mắt, đôi mắt như hai giọt nước tròn xoe, trong vắt. Đi đến đâu Gà Con cũng bắt gặp những ánh nhìn yêu mến, thán phục.

Mẹ con nhà Gà

Gà Con chăm chú ngắm mẹ. Gà Mẹ mặc bộ quần áo nâu xỉn như đất, cũ kỹ, xơ xác. Chân mẹ màu chì, sần sùi, lấm lem bùn đất. Dáng đi của mẹ nặng nề, lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống đất, chăm chắm kiếm mồi. Có dịp là hai chân mẹ chuỗi ra, trong tư thế rất xấu, hất tung đất kiếm ăn. Dường như mẹ chẳng nghĩ việc gì khác ngoài việc ăn. Mẹ chẳng có tí gì mềm mại, dịu dàng. Nhìn mẹ giận dữ, xù lông xông vào kẻ thù mới khủng khiếp, đáng sợ chứ. Dằn dữ, đáng sợ hơn cả một con Cáo say mồi.

Gà Con xấu hổ về mẹ của mình. Gà Con nghĩ, chả nhẽ sau này mình cũng xấu xí như mẹ. Không thể thế được. Thà chết ngay tức khắc còn hơn, để mãi mãi trong trí nhớ của mọi người là hình ảnh xinh đẹp, non tơ đáng yêu của Gà Con. Gà Con không chấp nhận một cuộc sống như mẹ mình đang sống.

Gà Con đi cách xa Gà Mẹ, tránh bụi bẩn bám vào quần áo khi mẹ bới tung đất kiếm mồi. Mỗi khi tìm được mồi, phần ngon Gà Mẹ dành cho Gà Con. Chỉ khi ấy Gà Con mới sán đến bên mẹ. No nê rồi, Gà Con nhảy tót lên lưng mẹ, ngồi chỗm chệ. Gà Mẹ đưa Gà Con đi khắp nơi trong vườn nhà. Gà Con nũng nịu:

- Mẹ con ta ra hồ đi mẹ!

- Ở đó nguy hiểm lắm! Có nhiều loại chim ác như Chim Cắt, Diều Hâu... luôn đe dọa cuộc sống của họ hàng nhà ta. Bé như con chúng nuốt gọn không thương tiếc.

- Con không biết! Con chỉ thích ra đó thôi!

Nói thế nhưng Gà Mẹ vẫn chiều Gà Con đi về phía hồ.

Hồ rộng mênh mông. Những chị Thiên Nga trắng muốt với chiếc cổ cao thanh mảnh duyên dáng, quý phái. Các chị lướt trên mặt hồ như múa. Gà Con rối rít:

- Mẹ xem Thiên Nga kìa! Đẹp không? Nhẹ nhàng, nhàn hạ! Con muốn được như Thiên Nga, chứ cuộc sống của mẹ con mình vất vả khổ sở quá!

- Con ơi! Họ hàng nhà ta, từ đời ông bà, cụ kỵ, tổ tông.... chỉ quen sống trên cạn, con không biết bơi lội, sống dưới nước sao được!

- Mẹ chẳng bảo không biết thì phải học, rồi sẽ biết. Ta học bơi mẹ nhé!

- Con chỉ nhìn cuộc sống của Thiên Nga ở bề ngoài đó thôi. Chắc chắn Thiên Nga cũng có những khó khăn, vất vả. Chả có cuộc sống nào chỉ toàn hạnh phúc, thuận lợi. Vì con còn nhỏ quá. Lớn lên con sẽ hiểu!

Tiếng Họa Mi hót véo von thu hút sự chú ý của Gà Con. Tại khóm tre ven hồ, Họa Mi Mẹ luyện giọng cho Họa Mi Con. Họa Mi không bơi lội dưới hồ nhưng bay lượn trên trời cao. Cuộc đời chỉ có ca hát. Họa Mi Con đang được mẹ dạy hót, nếu mình học mình cũng biết hót như Họa Mi Con. Điều này Gà Con chỉ suy nghĩ trong đầu thôi. Nếu nói với mẹ, Gà Con biết mẹ sẽ nói gì rồi. Rằng ta là Gà, ta sống theo cách của Gà. Rằng con còn nhỏ, chưa biết gì. Rằng, rằng... chao ôi, mẹ chẳng biết gì hết ngoài việc bới đất kiếm ăn và xù lông trước kẻ thù.

Gà Con nhún chân, xòe cánh, yểu điệu xoay một vòng và miệng lẩm nhẩm theo tiếng hót của Họa Mi.

Bỗng một cái gì khác thường, khủng khiếp bất ngờ xảy ra mà Gà Con không hiểu ngay được. Họa Mi đột ngột im bặt, biến mất. Mặt hồ không một bóng Thiên Nga.

Một bóng đen như một nhát chém từ trên trời bổ xuống. Gà Mẹ thét lên: “Chim Cắt” và lao tới sụp xuống bên Gà Con. Trong lúc hoảng loạn Gà Con vẫn nghe thấy tiếng đập cánh liên hồi, tiếng bước chân bình bịch, tiếng xoàng xoạc, xoàng xoạc... Bao âm thanh cùng lúc rộ lên. Gà Con bị bốc lên cao rồi rơi xuống đất. Gà Con lịm đi.

Gà Con bừng tỉnh. Chẳng biết Gà Con bất tỉnh bao lâu. Khi tỉnh lại, một cái gì ấm áp, mềm mại và bình yên bao phủ Gà Con. Gà Con nằm gọn trong đôi cánh quen thuộc của mẹ. Gà Mẹ cúi xuống khẽ nâng Gà Con lên:

- Con tôi! Con tôi! Tỉnh rồi!

- Mẹ! Mẹ!

Chỉ đợi có thế, Gà Mẹ gượng đứng lên nhưng loạng choạng lại nằm bẹp xuống. Phải nhiều lần như thế Gà Mẹ mới bước đi những bước đầu tiên. Gà Con lón cón chui ra từ cánh mẹ. Gà Mẹ vẫn đứng đó. Một cánh sã xuống. Chòm lông đuôi chỉ còn vài chiếc. Một bên mắt tím bầm. Một vết xước, máu vẫn còn rịn ra chạy dài từ cổ xuống vai. Bộ cánh nâu sậm vốn xơ xác, càng xơ xác... Những hình ảnh đó đập vào mắt Gà Con rõ ràng, tường tận đến từng chi tiết nhỏ. Tất cả nói lên cuộc chiến ác liệt giữa Gà Mẹ với Chim Cắt để bảo vệ Gà Con.

Nước mắt Gà Con chảy ròng. Lần đầu tiên Gà Con biết ân hận và vô cùng thương mẹ. Nếu Gà Con biết nghe lời mẹ không đòi ra hồ... Nếu Gà Con luôn ở sát bên cạnh mẹ. Nếu, nếu...

Gà Con lao về phía mẹ, ôm chặt lấy mẹ, khóc nấc lên:

- Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con yêu mẹ! 

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Mẹ con nhà Gà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO