Lý Công Uẩn, người khai sáng kinh thành Thăng Long

hanoimoicuoituan| 24/07/2020 07:06

Sáng 7-10-2004 (tức ngày 24 tháng Tám năm Giáp Thân), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Bức tượng được đặt tại vườn hoa giờ mang tên Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm huyền thoại và thơ mộng.

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (năm 974). Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). 
Lý Công Uẩn, người khai sáng kinh thành Thăng Long
Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.

Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng, Bắc Ninh). Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, phong tư tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh trông thấy ông đã thốt lên: “Người này không phải người thường, lớn lên tất sẽ làm vua giỏi một nước”. Thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác bèn dốc lòng dạy dỗ Lý Công Uẩn. Lớn lên, tính cách khảng khái, chí lớn trong ông càng lộ rõ. Ông không chăm lập sản nghiệp mà chỉ dùi mài kinh sử.

Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, thiền sư Vạn Hạnh tiến cử ông vào triều vua Lê Đại Hành, đến đời Lê Ngọa Triều (vua Lê Long Đĩnh) được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ (tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô). Nhà Tiền Lê suy vi vì thói bạo ngược của vua Lê Ngọa Triều, một triều thần là Đào Cam Mộc đã ngầm mưu với thiền sư Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn đứng ra thay nhà Lê. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn cùng Hữu điện tiền Chỉ huy sứ Nguyễn Đề mang 500 quân vào cung canh giữ. Nhân thời cơ, Đào Cam Mộc giục ông hành động và cuộc soán ngôi chớp nhoáng đã thành công.

Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, lấy niên hiệu là Thái Tổ, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979) và Tiền Lê (980 - 1009), nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ). Song vị vua 35 tuổi quyết định dời đô ra thành Đại La. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết, thành Đại La “Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

Đó chính là khát vọng muốn đưa quốc gia Đại Việt tồn tại bình đẳng với các nước khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã.

Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá rất cao việc dời đô của Lý Công Uẩn: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, Lý Công Uẩn xây dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Lý Thái Tổ lớn lên trong chùa, cùng với cuộc vận động lên ngôi được sự ủng hộ của giới Phật giáo nên trong quá trình trị vì đất nước, ông đã ra nhiều lệnh chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo.

Trị vì được 19 năm, vua Lý Thái Tổ mất năm 1028. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”.

Trải qua 1010 năm, lịch sử đã chứng minh khát vọng của Lý Công Uẩn thật đáng trân trọng. Và kể từ khi Hà Nội dựng tượng ông, ngày nào dưới chân tượng cũng có người dâng những bó hoa tươi, tỏ lòng kính trọng đức độ và công lao của ông để có một Hà Nội và Việt Nam hôm nay.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Lý Công Uẩn, người khai sáng kinh thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO