Lời ru trên sông

Cảnh Linh| 14/07/2017 17:04

Làn gió lạnh trở về, sóng nước trên sông khẽ rùng mình. Tôi chợt thấy gai chân tóc và xao xuyến với những ký ức tuổi thơ luôn luôn thôi thúc trong những lời mẹ hát xưa…

Lời ru trên sông
Ảnh minh họa

Đó là những ngày thu hanh hao cuối cùng mất hút tận cuối trời. Những cánh buồm no căng với những làn gió đông cùng với dòng lũ muộn đang cuồn cuộn trôi từ trên thượng nguồn đổ về. Mặc dù lập đông muộn với những trận mưa ngâu, nhưng gió đông chợt về vội vã như chợt bừng tỉnh sau những ngày ngủ quên trên đỉnh núi.

Bè chở gỗ của nhà tôi ì ạch trôi không biết do sóng ru hay gió đẩy. Tiếng máy nổ xình xịch mệt mỏi vì dòng sông đỏ ngầu phù sa. Một làn gió lạnh lùa tới, tôi ôm lấy mẹ ngồi khuất sau cánh liếp. ấm nước đang reo trên ngọn lửa ở giữa sàn tàu. Con vện vàng ngồi lỳ ở đầu mạn tàu để ngắm dòng nước trôi. Mẹ tôi chợt hát những câu hát tôi đã nghe mòn mấy năm nay rồi. Nhưng sao hôm nay tôi thấy buồn. Hình như tôi nghe những giọt nước mắt rơi trong câu ca:

Một đời lận đận sông sâu
Thời gian bạc trắng mái đầu sương thu
Đông về thăm thẳm sương mù
Rừng xanh rụng lá bói tru nỗi buồn

Có lẽ lời ru khóc vì biết rằng suýt nữa bố tôi lên bờ kiếm miếng đất dựng nhà để cho tôi được cắp sách đến trường. Bán mãi cái bè chở gỗ và con tàu nát đã ba chục tuổi mà không được. Họ trả rẻ, vì đầu máy đã già cõi. Bố tôi buồn lắm nhưng vẫn quyết định bán. Thế rồi suốt đêm hôm đó bố tôi ngồi ở giữa con tàu với bình trà nóng thở dài. Bất động… ấy lại là thêm một lần lỡ hẹn của tôi. Lòng tôi nặng trĩu.

Thế là tôi lại lênh đênh trên sông nước. Bố tôi vẫn dạy chữ cho tôi bằng cách nghe mẹ tôi đọc lại những lời hát rồi viết lại và bắt tôi tập đọc và tập viết. Nét bút chì khi mờ khi tỏ bồng bềnh dưới ngọn đèn dầu. Tôi ham học nên thuộc rất nhanh và viết khá đẹp. Theo bố tôi nói rằng tôi đã viết được chữ đẹp hơn chữ viết của bố tôi bởi nét tròn trịa và mềm mại. Chỉ riêng chuyện tôi viết tay trái thì bố tôi không tài nào sửa được. Đành thế…

Giờ đây tôi đã trở thành một thiếu nữ với mái tóc dài giống mẹ và là niềm vui cho cả xóm bãi. Là niềm vui bởi lẽ cả xóm bãi này có một mình tôi đỗ đại học. Bố tôi gày gò khô đét, chỉ có đôi mắt rực sáng tinh anh, nhìn tôi mà rơi lệ. Vậy là ước nguyện ngày nào của tôi đã được thực hiện mặc dù hơi muộn màng. Tôi học chậm hơn các bạn hai tuổi nhưng được cái khao khát học hành nên tiến bộ nhanh. Được bố mẹ chăm nom, được thầy cô bạn bè giúp đỡ. Mọi người đều thương tôi nên việc tôi thi đỗ đại học đã nằm ngoài sự ước vọng của gia đình. Riêng xóm bãi lan tin, các bạn bè cùng chi đoàn phường đã tụ họp ở sân kho hát suốt đêm. Tôi chẳng thể nào hát được mà chỉ đọc những câu ca dao xưa mẹ tôi đã hát trên con tàu ngày xưa ấy.

Mẹ ngồi ở bậc cửa gỗ chờ tôi. Đêm đã muộn, không hiểu sao thấy sốt ruột chạy về thì mẹ tôi bỗng òa khóc. Tôi ngơ ngác không hiểu sao thì bố tôi từ trong căn nhà lá bước ra nói:

- Mẹ con mừng quá đấy thôi. Vào với mẹ đi con. Có quả bưởi vừa thắp hương trên bàn thờ đấy.

Tôi chạy vào ôm chầm lấy mẹ. Tôi lại nép vào vai mẹ như cái ngày nào còn bé tẹo trên bè gỗ. Tôi đòi mẹ hát lại những câu ca xưa mà tôi được học. Mẹ vuốt mái tóc dài của tôi rồi chậm chạp cất lời:

Mai ngày con sẽ đi xa
Nhớ về mái rạ mẹ cha ngóng chờ
Con đi để lại tuổi thơ
Ngày ngày mẹ hát trên bờ sông xưa
Tôi nhìn mẹ mà rưng rưng nước mắt… 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phường Xuân Phương: Sẵn sàng vận hành, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân
    Chiều 30/6, Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam phường Xuân Phương đã tổ chức Lễ trao các quyết định của Thành phố về công tác cán bộ tại phường.
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
Lời ru trên sông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO