Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Lịch sử Hà Nội qua trưng bày tư liệu “Hà Nội và những cửa ô”

Việt Thương 17:31 07/10/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, sáng nay 7/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày "Hà Nội và những cửa ô."

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, triển lãm không chỉ giúp công chúng hiểu rõ hơn về vai trò của các cửa ô trong đời sống kinh tế, xã hội và chức năng phòng thủ của kinh thành Thăng Long, mà còn khơi gợi niềm tự hào về di sản văn hóa và lịch sử của Thăng Long - Hà Nội trong lòng người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

3-o-quan-chuong-1728103404340644459355.jpg
q2l2gc4b(1).png
Ô Quan Chưởng xưa (Ảnh: Tư liệu).

Tại sự kiện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất “rồng bay”, là Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Đại đoàn Quân tiên phong tiến về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội.

"Hình ảnh “Năm cửa ô đón mừng đón mừng đoàn quân tiến về” đã in đậm trong ký ức của bao người dân Thủ đô. Chặng đường vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống của cha ông, tạo nên những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển", Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn nói.

Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những cửa ô” giới thiệu khoảng 170 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: “Cửa Ô xưa”, “Cửa Ô chiến thắng” và “Cửa Ô Hà Nội hôm nay. Thông qua các nguồn sử liệu, tài liệu hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, và các văn bản được lưu trữ tại Trung tâm Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng như Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố Hà Nội, triển lãm giới thiệu một cách khái quát về lịch sử các cửa ô Hà Nội, cung cấp một góc nhìn trực quan, sinh động về hoạt động đời sống xã hội xung quanh các Cửa Ô.

4-hanoi-ca-1880-90-by-dieulefils-porte-de-hue-cua-o-cau-den-dau-pho-hue-17281034044001039063293.jpg
Ô Cầu Dền xưa (Ảnh: Tư liệu).

"Cửa ô xưa" giới thiệu về lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long – Hà Nội; kiến trúc; vai trò, công năng của các cửa ô Hà Nội; sự biến đổi về tên gọi và số lượng các cửa ô theo từng giai đoạn. Cùng với những tác động của người Pháp trong quá trình quy hoạch Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cửa ô Hà Nội đã dần bị phá hủy. Cửa ô Quan Chưởng là chứng tích còn lại duy nhất đến ngày nay, lưu dấu về sự tồn tại và hình dáng của các cửa ô của Thăng Long – Hà Nội xưa.

“Cửa ô chiến thắng”, đưa người xem trở lại tháng 10/1954, khắc họa khoảnh khắc lịch sử khi quân đội tiến vào tiếp quản Thủ đô, biểu trưng cho sự đoàn kết và chiến thắng của dân tộc. Đặc biệt là Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10/10/1954, với sự tham gia của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố; những tài liệu, hình ảnh về những ngày tiếp quản của quân dân Thủ đô trên các ngành: Nội chính, trước bạ, canh nông, giao thông, bưu điện, thuế…Hàng vạn người dân Thủ đô đổ ra các đường phố nhiệt liệt đón chào đoàn quân giải phóng Thủ đô. Cả Hà Nội dồn về khu vực Cột cờ Hà Nội, tập trung ở sân vận động. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh Cột cờ.

Chủ đề “Cửa ô Hà Nội hôm nay”, làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của Hà Nội sau những thay đổi địa giới hành chính; những định hướng quy hoạch Thủ đô của Đảng và Nhà nước đã giúp Hà Nội phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”; là thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo.

Với người Hà Nội, 5 cửa ô chính là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về; từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.../.

Bài liên quan
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Lịch sử Hà Nội qua trưng bày tư liệu “Hà Nội và những cửa ô”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO