Lễ mở biển đầu năm của ngư dân

Thạch Vũ| 26/01/2023 23:35

Thực hiện nghi lễ truyền thống, ngư dân chèo thuyền ra ngoài khơi rải muối, gạo, hương vàng xuống nước, các ngư dân chắp tay cầu nguyện, mong năm mới đánh bắt được nhiều sản vật.

z4059897576293_b821501edad5df35df54e7ae82ba5675.jpg
Lễ mở biển đầu năm của ngư dân.

Đầu năm mới Tết Quý Mão, nhiều ngư dân ở thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cùng các thành viên trong gia đình chuẩn bị cỗ xôi gà, bánh chưng, hương vàng, gạo, muối, trầu cau, những hải sản đánh bắt từ biển như tôm, cá, ghẹ, mực... để đưa ra bờ biển thực hiện lễ mở biển, hay còn gọi là lễ cúng thuyền, cúng bến, sau đó xuất hành lấy may đầu năm.

Mở biển là nghi lễ truyền thống, được người dân xã Cẩm Nhượng và một số vùng lân cận duy trì hàng trăm năm qua. Theo quan niệm, thần canh bến thường bảo vệ an toàn cho tàu thuyền khi neo đậu, vì vậy đây là dịp để ngư dân thể hiện lòng thành kính, cảm ơn thần linh đã che chở cho ngư cụ của mình. Họ cùng cầu mong năm mới ra khơi được thuận lợi, sóng yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang.

Lái xe máy chở nhau ra bến neo đậu ở kè Cửa Nhượng, các ngư dân cùng những lao động lần lượt bưng cỗ xôi gà, đồ vàng mã đưa lên những chiếc thuyền đi biển của mình, nổ máy và lái ra xa cách bờ vài trăm mét để thực hiện các nghi thức. Sắp xếp lễ vật đựng trong đĩa lên mảnh chiếu nhỏ, các ngư dân châm lửa đốt ba nén nhang rồi khấn vái bốn phía. Tiếp đó sẽ cùng mọi người rải muối, gạo, hương vàng xuống nước và khắp sàn thuyền, với hàm ý để thần thuyền, thần bến hưởng lộc.

Lễ diễn ra trong khoảng nửa tiếng. Sau khi kết thúc, ngư dân sẽ chọn giờ đẹp để xuất hành lấy may, chuẩn bị cho mùa đánh bắt mới. Hơn 17h, hàng chục chiếc thuyền công suất hơn 100CV treo cờ Tổ quốc đang đậu trên biển Cẩm Nhượng đồng loạt nổ máy, nối đuôi nhau chạy ra cửa biển, thả lưới xuống nước.

Cũng có một số gia đình không ngại thời tiết, chọn thời điểm làm lễ mở biển là ngày ra khơi chính thức. Họ lái thuyền đi ra vùng biển cách bến khoảng 2-4 hải lý, đánh bắt các loài hải sản như cá, tôm, ghẹ gần bờ, sau đó trở về trong buổi.

Bài liên quan
  • Những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước
    Mỗi độ xuân về, người dân trên cả nước lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Lễ mở biển đầu năm của ngư dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO