Văn hóa – Di sản

Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích đình Trường Lâm

Kim Thoa (T/h) 16:06 28/02/2023

Đình Trường Lâm là nơi thờ ba vị Linh Lang đại vương, công chúa Đào Hoa và công chúa Phù Nương. Trong đó, Linh Lang đại vương là đức thánh đệ nhất.

img-4907(1).jpg
Di tích duy nhất thờ Linh Lang đại vương có điệu múa lột rắn là đình Trường Lâm (ảnh: hanoimoi.com.vn)

Ngày 28/2, tại di tích đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội), UBND quận Long Biên tổ chức Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích đình Trường Lâm, khai mạc lễ hội đình Trường Lâm Xuân Quý Mão 2023.

Tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh, quận Long Biên luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, di sản trên địa bàn, trong đó có đình Trường Lâm và lễ hội Trường Lâm. Thông qua các hoạt động này, nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng nhân dân địa phương.

Cụm di tích đình-chùa Trường Lâm được Bộ văn hóa-thể thao và du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1992. Đình Trường Lâm thờ 3 vị Thành hoàng làng là Thánh Linh Lang Đại vương - Thượng đẳng phúc thần; Công chúa Đào Hoa (còn gọi là Thiên tiên Đào Anh phu nhân - Thượng đẳng thần) và Công chúa Phù Nương - Trung đẳng thần. Theo thần tích, Linh Lang là Hoàng tử Hoằng Chân, con Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đã có công đánh đuổi giặc Tống xâm lược (1076-1077), được dân gian coi là vị thần trấn giữ phía Tây Kinh thành Thăng Long, còn 2 vị công chúa đã có công dạy hát dân ca… Chùa Trường Lâm hay "Linh Quang tự", tương truyền có từ thời Lý, là nơi nhân dân thờ cúng Phật… 
Đây là những công trình kiến trúc, tín ngưỡng văn hóa khá độc đáo vùng Đồng bằng Bắc bộ. Đình có cảnh quan thoáng rộng, quy mô bề thế, gần quốc lộ 1 nên khá thuận tiện cho du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Tòa đại đình gồm năm gian, hai trái với bộ vì kèo bằng gỗ lim, cấu tạo theo kiểu "thượng giá chiêng chồng rường con nhị hạ kẻ". Hậu cung của đình còn ghi câu đối "Lý triều đế tử trấn quốc thị Hoằng Chân. Giang Nguyệt chiến công liệt oanh truyền thiên cổ" (nghĩa là Thái tử Hoằng Chân con vua Lý có công giữ nước. Chiến công sông Nguyệt oanh liệt truyền từ xưa tới nay)... Chùa Linh Quang được bố trí mặt bằng kiểu chữ Đinh, hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như các đạo sắc của các triều đại từ Lê Cảnh Hưng đến thời Nguyễn, hai hoành phi gỗ sơn son thếp vàng…

Đình Trường Lâm còn tự hào gắn với thời kỳ cách mạng, được công nhận là di tích cách mạng kháng chiến. Tượng đài Bác Hồ xây dựng với dáng phương đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cuối thể kỷ 20 chiếm vị trí quan trọng của khu sân đình hiện nay nhằm ghi lại sự kiện Bác Hồ về thăm địa phương - một trong những sự kiện được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Trường Lâm mãi mãi tự hào và lưu truyền. Đó là vào ngày 18/2/1958, tức sáng mồng một tết Mậu Tuất, Bác Hồ và bác sỹ Trần Duy Hưng - Chủ tịch Uỷ ban hành chính Hà Nội cùng lãnh đạo thành phố đã về thăm, biểu dương chính quyền và nhân dân Trường Lâm có nhiều thành tích làm thuỷ lợi chống hạn, khai hoang trong năm 1958. Lời căn dặn của Bác về tăng gia sản xuất, bảo vệ giữ gìn di tích đình Trường Lâm, chăm lo đời sống, học tập cho thiếu nhi địa phương…vẫn còn đọng sâu trong tâm trí của nhiều cụ phụ lão trong thôn, đã được kể lại nhiều lần cho con cháu nghe và học tập. Do vậy, ngoài việc là di tích lịch sử truyền thống của địa phương, đình Trường Lâm còn là nơi lưu giữ kỷ niệm không phai mờ tình cảm của nhân dân địa phương với Bác Hồ kính yêu.

Sau lễ khánh thành là màn khai hội đình Trường Lâm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, trong đó tiêu biểu là nghi lễ múa lột rắn truyền thống.

Trong 269 nơi thờ Linh Lang đại vương, chỉ duy nhất ở đình Trường Lâm có điệu múa lột rắn. Điệu múa vừa thể hiện sự tích Linh Lang đại vương, vừa thể hiện mong muốn tiêu thoát nước, trị thủy của người dân. Hình ảnh uốn lượn của rắn tượng trưng cho dòng nước chảy lên xuống, cũng là khát vọng của người dân về một năm mới mưa thuận gió hòa, nhiều hanh thông, may mắn.

Còn nghi thức múa lột rắn và lễ hội làng Trường Lâm có từ khoảng thế kỷ XV, cùng với sự hình thành của đình làng. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, người làng vẫn luôn cố gắng gìn giữ. Những năm gần đây, di tích và lễ hội ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền cũng như cộng đồng. Các thanh niên đều hăng hái tham gia tập luyện để thể hiện màn múa lột rắn được nhuần nhuyễn, đẹp mắt nhất. Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.

Bài liên quan
  • Khai mạc Festival "Về miền Quan họ 2023"
    Tối 25/2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (TP Bắc Ninh), diễn ra lễ khai mạc Festival “Về miền Quan họ 2023” với chủ đề "Miền di sản-Tinh hoa và bản sắc".
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích đình Trường Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO