Văn hóa – Di sản

Chia sẻ ký ức góp phần bảo tồn và phát huy di sản

Thụy Phương 25/02/2023 09:47

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ ký ức - Phát huy di sản”. Các ý kiến chia sẻ về kinh nghiệm, thực tế trong hoạt động phát huy giá trị di sản tư liệu từ các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm và nhiều cá nhân đam mê di sản… đã cho thấy phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tư liệu, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, khuyến khích các các nhân, tổ chức chia sẻ tư liệu.

Cách bảo tồn bền vững nhất

Phát huy giá trị tài liệu là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Trong nhiều năm qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, Trung tâm đã đưa di sản tài liệu lưu trữ đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước bằng việc chủ động chia sẻ thông tin tài liệu lưu trữ thông qua các bài viết, ấn phẩm, triển lãm. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng nhận được sự hưởng ứng đóng góp tư liệu của nhiều cá nhân để các hoạt động phát huy giá trị di sản ngày càng hiệu quả.

Theo Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Trần Thị Mai Hương hiện nay, bên cạnh khối tài liệu lưu trữ được bảo quản tại các Lưu trữ quốc gia còn rất nhiều tài liệu, tư liệu đang nằm rải rác trong các bộ sưu tập của cá nhân, tổ chức cũng như trong chuyện kể của các nhân chứng lịch sử. Các tài liệu, tư liệu này có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau giúp phác họa bức tranh đời sống xã hội một cách toàn diện nhất trong lịch sử.

anh-toa-dam.jpg
PGS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Vậy chia sẻ tư liệu, tài liệu trong cộng đồng có ý nghĩa như thế nào, và làm thế nào để khuyến khích các cá nhân tổ chức chia sẻ? Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, lịch sử thực chất là sự nối dài ký ức của cộng đồng. Và chia sẻ ký ức là cách bảo tồn bền vững nhất, là cách thức tốt nhất phát huy di sản.

PGS. TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên khẳng định chia sẻ ký ức chính là giúp cho thế hệ sau hiểu biết hơn về lịch sử, về văn hóa.

Để “đánh thức ký ức”

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc chia sẻ ký ức dưới nhiều hình thức đã trở thành một xu hướng cũng như nhu cầu tất yếu của xã hội. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc cần có phương thức, sự khích lệ để đánh thức ký ức như tạo ra các “sân chơi” qua các triển lãm, trưng bày, những cuộc trao đổi, chia sẻ...

“Phương thức chủ yếu chính là khai thác ký ức”, PGS. TS Nguyễn Văn Huy minh chứng cho điều này bằng những ví dụ cụ thể đó là trưng bày mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức từ nhiều năm trước. “Kinh nghiệm từ người làm bảo tàng đó là cần phải lắng nghe và tôn trọng những câu chuyện, những hiện vật của người chia sẻ” – PGS. TS Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh.

phat-bieu-1.jpg
Thầy giáo Lại Quý Dương chia sẻ những trăn trở trong về việc chia sẻ tư liệu.

Là người đã hiến tặng bộ sưu tập gồm 800 tấm bản đồ cho Trung tâm lưu trữ quốc gia I, với mong muốn những tài liệu này sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị cho xã hội, thầy giáo Lại Quý Dương đến từ Thái Bình đã mang đến tọa đàm những trăn trở từ những trải nghiệm trong quá trình sưu tập tư liệu của cá nhân mình. Theo thầy giáo Lại Quý Dương hiện còn có rất nhiều tư liệu còn nằm rải rác trong các gia đình, nhưng người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của di sản mà mình đang có. Nên chăng cần khuyến khích người dân kê khai di sản tư liệu, đăng ký bảo hộ tư liệu...

Nhiều ý kiến tại tọa đàm cũng đã đề cập đến mong muốn chia sẻ tư liệu và kỳ vọng có sự hỗ trợ của các cơ quan trong việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Bên cạnh các gợi ý khuyến khích chia sẻ ký ức, tại buổi tọa đàm, các diễn giả là các nhà quản lý, cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của tài liệu lưu trữ trong việc bảo quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; những kết quả đã đạt được và mục tiêu hướng tới của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ.

ừ thực tế hoạt động của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời gian qua TS. Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm cho rằng để truyền tải thông tin một cách mới mẻ đến với công chúng, thì công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng, giúp du khách có những trải nghiệm mới, thú vị hơn về các di sản.

Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Định Phong cho hay là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp liên quan đến tài liệu lưu trữ, di sản dữ liệu tới đây Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Cục Di sản Văn hóa sẽ có định hướng chỉ đạo các cơ quan trên cả nước, có hoạt động phối hợp khai thác sử dụng hiệu quả nhất đối với tài liệu đang lưu trữ thông qua các hoạt động như: trưng bày chuyên đề, giới thiệu các danh mục tài liệu lưu trữ… nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng và tổ chức cá nhân trên cả nước.

Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng khẳng định, thông tin chỉ có giá trị khi được chia sẻ với cộng đồng, trên phạm vi rộng nhất có thể. Ông cũng bày tỏ hi vọng trong tương lai gần, cộng đồng xã hội sẽ được chứng kiến, được hưởng lợi chung từ việc chia sẻ rộng rãi giá trị của tài liệu lưu trữ. “Sau tọa đàm này, cơ quan Nhà nước, người làm công tác lưu trữ cần duy trì, tiếp nối làm tốt hơn nữa trách nhiệm của mình. Về phía các cá nhân, tổ chức cũng thấy được ý nghĩa trong việc chia sẻ tư liệu, từ đó có ý thức, kiến thức, tình yêu đối với dân tộc để cùng với nhà khoa học, nhà nghiên cứu... làm tốt hơn nữa công việc mà chúng ta cũng đã được trao truyền sứ mệnh”, Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước chia sẻ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Chia sẻ ký ức góp phần bảo tồn và phát huy di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO