Lễ hội Phật giáo Kim Cương thừa tại Đại bảo tháp Tây Thiên

Thạch Vũ| 30/01/2023 12:01

Trong chuỗi hoạt động lễ hội Phật giáo độc đáo đang diễn ra tại Đại bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đến hết ngày 8 Tết (29/1). Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến từ Ấn Độ chủ trì các buổi lễ cầu quốc thái dân an, gia trì cho các Phật tử cũng như du khách thập phương.

z4069603090257_cd914a09e0476f47278782b39cad987c.jpg
Đại Bảo tháp Tây Thiên đông kín khách thập phương.

Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo theo phong cách Kim Cương thừa được khởi công từ 2011. Khi hoàn tất, quần thể này sẽ bao gồm 5 tòa tháp nổi trên mặt nước. Hiện nay tháp chính đã được hoàn thiện sẵn sàng đón du khách thập phương đến hành hương chiêm bái.

Sáng mùng 6 Tết, Đức Gyalwang Drukpa - Vị đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Ấn Độ Drukpa - đã cắt băng khánh thành 5 đường nhiễu trong vườn Phật uyển bao quanh tòa tháp chính. Đây là 5 đường tròn khép kín với các màu sắc thể hiện Không, Thủy, Hỏa, Phong và Địa. Theo quan kiến Phật giáo, đây là biểu trưng cho Ngũ Đại hình thành nên vũ trụ và con người.

z4069603453217_baedf77935bd9dc1a18fef1afd1e71b7.jpg
Đức Gyalwang Druka khai thị trước đại chúng về ý nghĩa của tranh Phật Quan Âm "nghìn mắt chiếu soi, nghìn tay hộ trì".

Theo Đức Gyalwang Drukpa: "Khi đi nhiễu Bảo tháp theo chiều kim đồng hồ, với tín tâm sâu sắc, chúng ta sẽ tạo ra những năng lượng tích cực, khai mở tâm và viên mãn mọi mong nguyện. Khi nào thấy mệt mỏi, chúng ta có thể nhiễu Bảo tháp để đón nhận nguồn năng lượng an lành của vũ trụ giúp phục hồi sức khỏe, an lạc thân tâm".

Cũng trong ngày khai mạc Pháp hội Đại Bi Quan Âm, bức Thongdrol Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cũng được khai mở cho đại chúng chiêm bái. Nhiều nghi lễ và các vũ điệu Phật giáo được cử hành trước bức tranh lập kỷ lục Việt Nam về kích thước này. Ngay sau đó tranh lại được cất đi dành cho lần khai mở sang năm.

z4069603849148_1b78695e94075e5a2a0bd302d817c133.jpg
Các vũ công Việt Nam đang trình diễn vũ điệu Quan Âm nghìn mắt nghìn tay trước Đức Gyalwang Drukpa và đại chúng trong khoảng thời gian khai mở bức Thongdrol.

Hàng nghìn Phật tử và du khách tham dự sự kiện trong ngày khai hội. Các buổi lễ cầu an và quán đỉnh (tức nghi lễ hướng dẫn và cho phép thực hành các pháp tu đem lại nhiều lợi lạc về tâm linh, tăng trưởng tình yêu thương, cũng như sự bình an, thịnh vượng) sẽ tiếp tục được Đức Gyalwang Drukpa chủ trì trong suốt thời gian diễn ra Pháp hội. Chương trình nghệ thuật với sự tham gia của một số nghệ sĩ nổi tiếng diễn ra trong ngày 29/1.

Theo Đức Gyalwang Drukpa, Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên là một phẩm vật gia trì đặc biệt dành cho đất nước và người dân Việt Nam. Tất cả công trình nơi đây đều được thiết kế xây dựng dựa theo Kinh điển, Mật điển và những lời Phật dạy. Bởi vậy, mọi hình ảnh, âm thanh nơi Đại Bảo tháp đều là những biểu tượng giác ngộ có năng lực gia trì mạnh mẽ và rộng khắp.

Bài liên quan
  • Khai hội Gióng 2023 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc
    Hôm nay 27/1, hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc tại huyện Sóc Sơn chính thức khai mạc sau 2 năm tạm dừng vì đại dịch. Ban tổ chức cho biết, năm 2023, lễ hội Gióng được UBND huyện Sóc Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ 27-29/1 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Quý Mão).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Phật giáo Kim Cương thừa tại Đại bảo tháp Tây Thiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO