Khai hội Gióng 2023 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc

Hải Truyền| 27/01/2023 10:48

Hôm nay 27/1, hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc tại huyện Sóc Sơn chính thức khai mạc sau 2 năm tạm dừng vì đại dịch. Ban tổ chức cho biết, năm 2023, lễ hội Gióng được UBND huyện Sóc Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ 27-29/1 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Quý Mão).

z4064055321084_9cf1fad863a55b095e7921c5b748eece.jpg
Khai hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc năm 2020.

Thông tin từ ban tổ chức, lễ khai hội Gióng được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6h, thay vì 7h như năm trước. So với mọi năm, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng...

Phần nghi lễ: Sau phần văn tế của Huyện, tế lễ của các thôn làng gồm Lễ rước giò hoa tre và lễ tế của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), Lễ rước trầu cau và lễ tế của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), Lễ rước ngà voi và lễ tế của thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa), Lễ rước cỏ voi và lễ tế của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), Lễ rước tướng và lễ tế của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú), Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

z4064079560328_e917ec599de500d57c5994c54f455e07.jpg
Tranh vẽ cảnh Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc trong truyền thuyết.

Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2023 là tập trung vào phần hội với nhiều nét mới.

Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được ban tổ chức lễ hội duy trì như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc.

Lễ hội Gióng 2023 là lần đầu nghi thức Kéo Mỏ được trình diễn và cuộc thi cầu húc được tổ chức. Bên cạnh đó, khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên một sân chơi mở cho tất cả người dân.

Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc Sơn, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại khu quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

Bài liên quan
  • Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023 sẽ diễn ra vào 14 tháng Giêng năm Quý Mão
    Thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023 cho biết, sau 2 năm tạm dừng vì đại dịch Covid-19, Lễ hội sẽ chính thức trở lại vào ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão) tại di tích lịch sử văn hóa đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì), với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa dân tộc của đồng bào Mường, Dao.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Khai hội Gióng 2023 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO