Văn hóa – Di sản

Lễ Cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguyễn Lâm 18:56 27/02/2025

Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hậu, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng” của người Mông, xã Nà Hậu.

t3a.jpg
Ông Nông Quốc Thành - Phó Cục Trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao chứng nhận cho đại diện cộng đồng chủ thể di sản. Ảnh: Văn Đức

Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hậu, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng” của người Mông, xã Nà Hậu.

Sự kiện đánh dấu mốc son quan trọng trong hành trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.

Xã Nà Hậu nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hậu, sở hữu hơn 4.500 ha rừng tự nhiên đặc dụng. Dù cuộc sống còn khó khăn, đồng bào Mông tại đây luôn xem rừng là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần và nghiêm ngặt tuân thủ những hương ước, quy định bảo vệ rừng đã tồn tại từ bao đời nay.

Mỗi năm, vào ngày cuối tháng Giêng âm lịch, người Mông Nà Hậu lại tụ hợp về khu rừng thiêng để cử hành Lễ cúng rừng và đón Tết rừng.

Tập tục cúng rừng đã tồn tại từ lâu đời và được duy trì hàng năm vào những ngày cuối tháng Giêng. Với sự nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự trân trọng di sản của đồng bào Mông xã Nà Hẩu, "Lễ Cúng rừng" đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 10 trong tổng số 11 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đã công bố Quyết định số 3980 ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc đưa "tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, ông Hoàng Việt Hóa, nhấn mạnh rằng việc đón nhận quyết định chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho "Lễ Cúng rừng" không chỉ là niềm vinh dự lớn lao đối với cộng đồng người Mông xã Nà Hẩu, mà còn đặt ra trách nhiệm to lớn cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Văn Yên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản quý báu này.

Ông cam kết bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của Lễ Cúng rừng, tăng cường nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hóa về nghi lễ; hỗ trợ các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trong việc truyền dạy các giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ; đồng thời lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

t2.jpg
Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên và người H’Mông tham gia biểu diễn tại chương trình nghệ thuật. Ảnh: Văn Đức

Cùng với đó, đưa Lễ Cúng rừng vào đời sống cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ; lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo vệ và phát triển rừng gắn với truyền thống cúng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong đời sống cộng đồng, khuyến khích nhân dân thực hiện nghiêm túc quy ước bảo vệ rừng gắn với phong tục Lễ Cúng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, khai thác trái phép và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương.

Sau Lễ trao chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu” và màn pháo hoa với chủ đề "Pháo hoa rực rỡ - Giữa đại ngàn Nà Hẩu”.

Nghi lễ cúng rừng sẽ bắt đầu từ 8h ngày 27.2 tại 3 điểm cúng rừng truyền thống của xã Nà Hẩu (thôn Trung Tâm, thôn Bản Tát, thôn Ba Khuy). Sau đó người dân và du khách sẽ tham gia thi đấu, biểu diễn các trò chơi dân gian; Chợ quê người H’Mông cùng các hoạt động tham quan, du lịch./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ Cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO