Văn hóa – Di sản

Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Đình Thế 21:40 15/02/2025

Ngày 15/2, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

img-20250215-105208.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Dự lễ có các đồng chí: Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Bùi Duy Nhâm; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Đặng Thị Phương Hoa…

Về phía Bộ VHTT&DL có Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Phạm Đình Phong; Phó Cục trưởng cục Văn hóa cơ sở Lương Đức Thắng.

img-20250215-105233.jpg
Lãnh đạo Thành phố tặng hoa chúc mừng.

Báo cáo hồ sơ di tích, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết, đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Việt Nam. Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và Tướng quân Vũ Hùng - người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần, thế kỷ XIV.

Khu di tích nằm ở trung tâm làng Đại Phùng, trên một khuôn viên rộng 2.542m2. Kiến trúc đình Đại Phùng gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung; đầu hồi phía phải là một giếng cổ, nguồn nước đá ong bốn mùa trong xanh.

dai-phung-4.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng cho chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng.

Đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) là di tích đặc biệt độc đáo ở chỗ toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương.

Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng được thể hiện trên các đề tài trang trí kiến trúc, điêu khắc còn giữ nguyên được niên đại nghệ thuật thế kỷ XVII với trên 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ rất cao hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng.

Với những giá trị đặc sắc và to lớn đó, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng đình Đại Phùng là di tích quốc gia đặc biệt.

img-20250215-105250.jpg
Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức cho biết, đình Đại Phùng là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất xứ Đoài, nơi thờ những vị anh hùng văn hóa, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm.

Đình Đại Phùng như “bảo tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cộng đồng, dân tộc.

"Chúng tôi cam kết luôn luôn coi di tích đình Đại Phùng tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Huyện sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng nói riêng và các di sản văn hóa trên địa bàn huyện.

Qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển huyện Đan Phượng ngày càng giàu đẹp văn minh", Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Hà Nội kêu gọi ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"
    Với tình cảm và trách nhiệm với biển, đảo Tổ quốc, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ ít nhất 1 ngày lương. Số tiền quyên góp được sẽ chuyển ngay cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
  • 5 trụ sở cơ quan phải di dời khỏi khu vực hồ Gươm đã có trụ sở mới
    Ngày 16/4, Sở Xây dựng Hà Nội ban hành quyết định thực hiện phương án bố trí các địa điểm phục vụ việc di dời các đơn vị để thực hiện phương án quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Đừng bỏ lỡ
Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO