Văn hóa – Di sản

Lễ cúng mía tấm ở đền Ba Voi

Giang Văn Hồi 07:59 03/03/2024

Phía nam cầu Phủ Lỗ, giáp ngay mé nước thuộc đất của xóm Nguyễn, thôn Tiên Hùng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh có một ngôi đền gọi là đền Ba Voi. Theo cuốn “Trương Tam Giang thánh tích” của tác giả Nguyễn Thọ Dẫn viết vào giữa thế kỷ XVIII nói về sự tích thánh Tam Giang có một chuyện liên quan đến sự tích của đền Ba Voi.

Chuyện kể rằng: Vào giữa thế kỷ thứ VI, có cô Trương Nhan nết na xinh đẹp sống ở một làng ven sông Nguyệt Đức. Một lần, vào buổi trưa trời nắng, cô ra bến sông tắm gội. Bỗng nhiên trời tối mịt mờ, cô thấy giao long xuất hiện vờn nhiễu quanh mình. Sau đó cô thụ thai, sinh ra một bọc có bốn trứng, nở ra bốn người con, ba trai một gái, cô đặt tên cho con là: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng và Trương Đạm Nương. Ba người con trai lớn lên rất khỏe mạnh và tinh thông võ nghệ. Sau đó, cả ba người đến đầm Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) theo Triệu Quang Phục, trở thành tướng giỏi góp phần quan trọng vào việc đánh tan quân nhà Lương giành lại độc lập cho nước Vạn Xuân năm 550. Triệu Quang Phục lên làm vua, hiệu là Triệu Việt Vương. Sau 20 năm cầm quyền, đến năm 571, cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử đem quân tiêu diệt Triệu Quang Phục, giành lại vương triều cho họ Lý. Lý Phật Tử lên làm vua nước Vạn Xuân, lấy hiệu là Hậu Lý Nam Đế, ở ngôi từ năm 571 đến năm 602.

den-ba-voi.jpg
Đền Ba Voi

Trước biến cố đó, ba anh em họ Trương đã trốn vào rừng núi Tam Đảo làm ruộng. Nhưng triều đình Hậu Lý Nam Đế rất cần người tài giỏi nên Lý Phật Tử đã cho người lên Tam Đảo ép ba anh em họ Trương phải tham gia việc triều chính. Vốn rất trung thành với Triệu Quang Phục nên họ đã kiên quyết chối từ. Nhưng Lý Phật Tử vẫn cố nài ép, ba anh em họ Trương đành giả vờ nhận lời. Họ đóng một chiếc thuyền lớn, đem cả gia quyến cùng voi chiến lên thuyền. Thuyền xuôi theo dòng sông Nguyệt Đức. Khi đến cầu Phủ Lỗ ngày nay, thấy ở bờ sông phía nam là một cánh rừng bạt ngàn cây lá, họ đã dừng thuyền cho voi ăn. Những chú voi đã cùng anh em họ Trương bao lần xông pha trận mạc, ở thuyền mấy ngày, nay được thả lên rừng, chúng thản nhiên say sưa ăn lá. Ba anh em họ Trương lặng lẽ cùng gia quyến xuống thuyền xuôi theo dòng Nguyệt Đức. Khi đến ngã ba Sà, sông nước mênh mông, họ đã đục thủng thuyền cùng tuẫn tiết dưới dòng nước bạc.

Hồn thiêng của họ sau đó đã hiển linh phù giúp cho dân hai bờ sông Nguyệt Đức được an cư lạc nghiệp; phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân; phù giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng Hầu Nhân Bảo năm 981; phù giúp Lý Thường Kiệt đánh tan Quách Quỳ, Triệu Tiết vào năm 1078... Chính vì những công đức như vậy mà ba anh em họ Trương đã được 321 làng xã từ thượng nguồn Đu Đuổm đến hạ lưu Lục Đầu Giang ngưỡng mộ tôn thờ làm Thành hoàng với tên dân gian là thánh Tam Giang.

Lại nói về ba con voi chiến của ba anh em họ Trương. Sau khi ăn no, chúng đi tìm chủ. Tìm mãi chẳng thấy chủ đâu, chúng gầm rú, nhịn ăn đứng ngóng theo dòng nước chảy xuôi cho đến lúc cả ba cùng chết. Dân chúng quanh vùng vô cùng thương cảm những con voi hiền lành mà trung nghĩa. Đến khi biết ba anh em họ Trương tuẫn tiết đã hiển thánh, họ bèn lập đền thờ Thánh Tam Giang đồng thời lập luôn ban thờ ba ông voi, rồi đắp tượng ba ông voi to bằng voi thật đứng song song chầu vào đền. Vì thế người ta gọi là đền Ba Voi. Năm 1076, khi xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt chống quân Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt có vào đền Ba Voi nghỉ chân. Sau khi nghe dân ở đây kể về sự tích ba ông voi nghĩa của thánh Tam Giang, Thái úy Lý Thường Kiệt rất cảm động và tặng cho đền đôi câu đối:

Nhất môn trung liệt tam huynh đệ

Sinh vi lương tướng tử vi thần

Tạm dịch:

Một gia đình có ba anh em đều là trung liệt

Khi sống là tướng giỏi, khi chết là thần linh

Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, quan Thái úy đã cấp tiền cho dân sở tại sửa sang, mở rộng ngôi đền Ba Voi. Ngày nay, những viên gạch vương vãi quanh đền vẫn còn ghi niên đại chế tác vào thời Lý.

Đền Ba Voi có từ thế kỷ thứ VI, qua rất nhiều lần trùng tu, đến năm 1949, giặc Pháp đã phá đền để lấy gạch xây bốt Phủ Lỗ.

Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, sau năm 1975, nhân dân thôn Tiên Hùng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh đã đóng góp tiền xây dựng lại ngôi đền trên nền cũ rất khang trang, lộng lẫy. Ba ông voi được tạc bằng đá xanh, to bằng voi thật, đứng song song chầu vào đền thờ Thánh Tam Giang. Hằng năm, vào ngày hội đền Ba Voi, các nghi lễ phụng thờ Thánh Tam Giang được cử hành ở trong đền. Ở ngay sân đền, các cụ làm lễ ba ông voi chiến; lễ vật là ba cây mía to đẹp, không sâu muội do các gia đình trong thôn tự nguyện công đức. Mấy năm gần đây, việc này do chị Loan, bán mía ở đầu cầu Phù Lỗ đảm nhận. Mía được chặt thành từng tấm, mỗi tấm dài khoảng 20cm, rửa sạch, rồi bày lên ba chiếc đĩa, mỗi đĩa khoảng hơn chục tấm để dâng lên cúng ba ông voi. Nếu năm nào mía mất mùa thì dâng lễ mỗi ông voi một đĩa thóc.

Lễ cúng mía tấm cho voi đã có từ xa xưa, bị gián đoạn trong chiến tranh, đến nay lại được khôi phục một cách nghiêm cẩn trong lễ hội đền Ba Voi. Nghi thức đó thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn, tôn vinh sự trung thành, hy sinh tất cả, chứ quyết không chịu luồn cúi trước cường quyền, bạo lực. Những con vật hữu tình như voi, ngựa cũng được tôn thờ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
  • VinFast EC Van sẽ là “dấu chấm hết” cho các dòng xe chở hàng chạy xăng?
    Vừa tiện lợi, vừa chở khỏe lại siêu tiết kiệm chi phí, VinFast EC Van hứa hẹn sẽ là lựa chọn chở hàng tối ưu nhất cho các hộ kinh doanh và đơn vị giao hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lễ cúng mía tấm ở đền Ba Voi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO