Văn hóa – Di sản

Kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử

Phan Anh 12:48 09/12/2023

Tối 8/12, tại Công viên 23/9, quận 1, Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày UNESCO chính thức vinh danh loại hình nghệ thuật Đờn ca Tài tử vùng Nam bộ của Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại (5/12/2013-5/12/2023).

9860-1702090217-moitruongvadothi-don-ca-tai-tu-1.jpg
Trao Bằng khen cho các cá nhân đã có thành tích trong hoạt động nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Nguồn: Thanhuyhcm.vn

Tham dự buổi lễ có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, đại diện Tổng lãnh sự quán các nước tại TP.HCM, đại diện các tổ chức quốc tế và đông đảo người dân TP.HCM…

Tại buổi lễ Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, sau 10 năm kể từ ngày UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, TP.HCM đã có những nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Ông Dương Anh Đức khẳng định, những nỗ lực và đóng góp của Thành phố trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử trong thời gian qua đã góp phần quan trọng cùng với các tỉnh, thành phố có hoạt động Đờn ca tài tử thực hiện tốt cam kết của Việt Nam đối với UNESCO trong công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bằng khen các cá nhân tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Đờn ca Tài tử Nam bộ trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2013-2023.

Tại buổi lễ, đông đảo người dân và du khách quốc tế được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đờn ca Tài tử Nam Bộ-Di sản tỏa sáng.” Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng với 3 chương gồm: “Mối tơ duyên,” “Hội tụ thăng hoa” và “Di sản tỏa sáng.” Các ca khúc, tiết mục tại chương trình như “Âm sắc miền Nam,” “Ngọt ngào câu hát Quê hương,” “Hội làng,” “Dạ cổ hoài lang,” “Di sản phương Nam tỏa sáng”… đều thể hiện sức sống của Đờn ca Tài tử trong đời sống của người dân Nam Bộ, phản ánh sức lan tỏa của Đờn ca Tài tử trong lòng đô thị hiện đại và nhịp sống xã hội hôm nay, đồng thời khắc họa rõ nét quá trình hình thành và phát triển của Đờn ca tài tử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Tài tử Đờn, Tài tử Ca, Nghệ sỹ Ưu tú Lê Tứ, Lê Hồng Thắm, nghệ sỹ Hà Như, Võ Minh Lâm, ca sỹ Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, nhóm FM, nhóm 135, nhóm Mắt Ngọc, các vũ đoàn Mây Trắng, Mặt Trời, ABC…

Sau 10 năm kể từ ngày UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, TP.HCM đã có rất nhiều nỗ lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này như: xây dựng và triển khai đề án, kế hoạch bảo tồn, phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử,…Ngoài ra, TP.HCM cũng tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu nghệ thuật Đờn ca tài tử ra thế giới. Từ đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Tài tử Đờn, Tài tử Ca, Nghệ sỹ Ưu tú Lê Tứ, Lê Hồng Thắm, nghệ sỹ Hà Như, Võ Minh Lâm, ca sỹ Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, nhóm FM, nhóm 135, nhóm Mắt Ngọc, các vũ đoàn Mây Trắng, Mặt Trời, ABC…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO