“Làng mắc cạn” trên sông Hồng

Trọng Tùng/KTĐT| 19/04/2019 08:18

Cuộc sống khó khăn đã kéo hàng trăm người dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc rời làng, rong ruổi trên những chiếc thuyền dọc sông Hồng, buôn bán đồ gốm sứ để mưu sinh.

15 năm trở lại đây, nước sông Hồng cạn dần, việc di chuyển khó khăn hơn khiến nhiều người quyết định lên bờ sinh sống. Những con thuyền giờ chỉ còn là kỷ niệm của một thời sông nước, còn người dân cũng đang dần thích nghi với cuộc sống trên những chiếc xe thồ.

Đi buôn từ thuở lên 10
Ngày nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng là cả ngôi làng gốm sứ nằm ven sông Hồng thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ lại trở dậy, thồ hàng đi buôn bán khắp nội đô. Chiều về lại tất bật chuẩn bị hàng hóa cho ngày hôm sau.
Năm nay 33 tuổi, nhưng anh Bùi Văn Hà (quê huyện Sông Lô) đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề buôn bán gốm sứ. Anh Hà cho biết, từ khi lên 10 tuổi, anh đã cùng bố mẹ rong ruổi trên những chiếc thuyền gỗ, đi mua hàng ở làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) hoặc làng gốm Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), chở về Hà Nội, neo đậu tại khúc sông thuộc phường Tứ Liên, rồi đưa hàng vào bán trong nội đô.
Trong ký ức của nhiều người đi buôn gốm sứ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khu bến nhỏ ở phường Tứ Liên là nơi buôn bán đồ gốm sứ rất sầm uất. Bà Lê Thị Kỳ (SN 1962, quê huyện Sông Lô), người đã gắn bó hơn 20 năm ở làng gốm sứ ven sông Hồng cho biết, công việc mang lại thu nhập khá nên nhiều thời điểm, có đến vài trăm thuyền từ tỉnh Vĩnh Phúc đổ về phường Tứ Liên để tập kết, buôn bán. “Nhiều năm về trước, việc di chuyển trên sông Hồng rất thuận lợi. Đây được xem là con đường tơ lụa của hàng trăm hộ dân huyện Sông Lô tìm về Hà Nội kiếm kế sinh nhai” – bà Kỳ nhớ lại.
Ngày nay, khi giao thông đường bộ đã thuận lợi hơn, cộng với việc mực nước sông Hồng xuống thấp, nhiều người dân đã chuyển phương thức đi buôn bằng ô tô, xe máy. Những chiếc thuyền gắn với bao kỷ niệm nay trở thành nơi ngụ cư của những hộ dân muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Từ những chiếc thuyền, hàng gốm sứ được vận chuyển chủ yếu bằng xe đạp đi bán buôn khắp các phố phường Hà Nội. Ông Trần Tiến (SN 1974, ở huyện Sông Lô) cho biết, trước đây, bà con không có điều kiện nên chủ yếu thồ hàng bằng xe đạp, rất vất vả, nhất là đối với phụ nữ. Nay, hầu hết người đi buôn đã có xe máy để vận chuyển hàng hóa. Cũng bởi vậy mà những bệnh về xương, khớp đã thuyên giảm phần nhiều.
Cuộc sống đổi thay tích cực
Trải qua nhiều thăng trầm, những nổi trôi cùng con nước, đội thuyền gốm sứ năm xưa đến nay chỉ còn gần 20 chiếc, tương ứng với đó là 20 hộ dân vẫn còn sinh sống dưới sông Hồng. Khoảng 30 – 35 hộ khác không còn thuyền thì thuê đất cắm dùi, dựng lều lán tạm bợ để cư ngụ ven sông.
Những ngày mới tạm cư tại con rạch nhỏ ven sông Hồng này, cuộc sống của các hộ dân hết sức khó khăn. Không có đường đi lại, thiếu nước sinh hoạt và cậy nhờ vào những ngọn nến để thắp sáng khi màn đêm buông xuống. Thế nhưng, khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, đời sống của cư dân làng gốm sứ ven sông đã đổi thay tích cực.
Buổi chiều, chị Lê Thị Thảo (quê huyện Sông Lô) ngồi trước mạn thuyền nhặt rau chuẩn bị bữa cơm tối. Theo chân bố mẹ đi buôn đồ gốm sứ từ hơn 10 tuổi, sau khi lập gia đình, chị “kéo” luôn chồng đi buôn. Chị Thảo cho biết, trước đây, bà con trong xóm chủ yếu sử dụng nước mưa để tắm rửa, giặt rũ. Nước để ăn uống thì phải mua giá cao trên đất liền. Do đó, ai nấy đều phải sử dụng hết sức tiết kiệm.
Cuộc sống còn nhiều vất vả nên việc phải mua nước để sử dụng trở thành gánh nặng không nhỏ đối với không ít hộ gia đình nơi đây. Dẫu vậy, gánh nặng đó đang ngày một vơi bớt. Khoảng 7 năm trở lại đây, các gia đình đã cùng nhau đóng góp tiền để khoan giếng. Từ ngày có chiếc giếng khoan, bà con làng gốm sứ ven sông Hồng đã có thể sử dụng thoải mái nước mà không phải lo lắng đến chi phí cộng thêm hàng tháng. Quan trọng hơn là có được nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng.
Không chỉ có vậy, con đường chạy dọc ven sông Hồng dẫn vào làng gốm sứ cũng được bê tông hóa, giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân dễ dàng hơn. Cư dân xóm ven sông cũng được tạo điều kiện để mua điện từ trong đất liền với mức giá khoảng 4.000 đồng/KWh. Đặc biệt, từ năm 2018, được sự hỗ trợ của nhóm dự án “Điện gió ven sông Hồng”, ít nhất 10 hộ dân sống tại xóm ngụ cư đã được hỗ trợ hệ thống điện bằng năng lượng sạch, góp phần tiết giảm chi phí sinh hoạt.
Mong cho con em cái chữ nên người
Sống lênh đênh trên những con thuyền, nỗi lo lắng nhất của những hộ dân nơi làng gốm sứ ven sông là mùa nước lên. Con nước lớn những năm qua đã khiến hàng chục chiếc thuyền của người dân bị hư hỏng, cuốn theo lòng sông. Ông Trần Văn Xuân, người đã gắn bó với làng gốm sứ hơn 20 mùa nước lên cho biết, có năm nước lớn về, các hộ phải bỏ lại thuyền lên bờ trú tránh.
Dù nguy hiểm, nhưng vì mưu sinh nên nhiều người vẫn bám trụ trên thuyền. Thực tế, khi những con thuyền bị hỏng, các hộ mới buộc phải lên bờ, thuê đất ven bãi sông để cắm dùi với mức giá từ 5 – 10 triệu đồng/năm (tuỳ vào diện tích thuê). Đi buôn bán nhỏ lẻ kiếm từng đồng mỗi ngày, chi phí đó thực sự không phải là một khoản tiền nhỏ.
Nhưng quan trọng hơn là bởi những người cha, người mẹ muốn dành dụm để lo cho tương lai con em mình. Hơn 10 năm chung sống, chị Lê Thị Hồng và chồng (cùng quê huyện Sông Lô) đã có hai mặt con. Gạt nỗi thương nhớ da diết, chị Hồng gửi con ở quê để cùng chồng lên Hà Nội, ở tạm bợ dưới thuyền, rong ruổi mưu sinh từ hàng gốm sứ, kiếm tiền gửi về quê.
Theo chia sẻ của nhiều bậc cha mẹ, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện hết sức để con em ở làng gốm sứ có thể đến trường. Nguyên nhân các bậc phụ huynh muốn đưa con về quê, chủ yếu là bởi có người thân trông nom, chăm sóc. Họ lo lắng việc phải tất bật mưu sinh mỗi ngày, sẽ không có thời gian quan tâm, dạy dỗ con nên người.
Dù vẫn có trường hợp bố mẹ cho con theo học tại Hà Nội, nhưng phần lớn là khi các cháu đều đã lớn khôn. Đơn cử như vợ chồng chị Trần Thị Nguyệt có con lớn Trần Thị Phương đang học đại học, con thứ tên Trần Văn Nam học cấp 2. Hay chị Khổng Thị Sen hiện có hai con đang theo học tại trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Dược Hà Nội…
Hầu hết thế hệ làm nghề buôn bán đồ gốm sứ hiện nay tại ngôi làng nhỏ ven sông Hồng đều dang dở việc học, theo chân cha mẹ đi mưu sinh từ nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là họ đều ý thức rất rõ tầm quan trọng của giáo dục. Cũng bởi vậy mà nhiều bậc cha mẹ khi được hỏi đều tâm niệm rằng: Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến mấy, cũng sẽ cố gắng để con em được học hành đến nơi đến chốn.
Cuộc mưu sinh ở “làng mắc cạn” ven sông Hồng vẫn chảy trôi không ngừng. Rời xa kỷ niệm của một thời sông nước, giờ đây, các hộ dân đã dần thích nghi với cuộc sống bên những chiếc xe thồ, ngược xuôi phố phường Hà Nội mỗi ngày. Vất vả, nhọc nhằn của những người cha, người mẹ không gì hơn là mong muốn một tương lai tốt đẹp cho con em mình.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Sôi động “Đường chạy sắc màu”, triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”
    Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Đường chạy sắc màu - Những bước chân vì cộng đồng” và triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
“Làng mắc cạn” trên sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO