Ẩm thực

Làm trà sữa trân châu đường đen tại nhà ngon như ngoài quán

NH (t/h) 07:09 03/05/2023

Trà sữa trân châu đường đen được yêu thích nhờ sự kết hợp hết sức hoàn hảo giữa vị trà sữa thơm béo và trân châu đường đen mềm, ngọt. Người Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm trà sữa trân châu đường đen cực kì đơn giản tại nhà mà vẫn thơm ngon như ở quán.

thanh-pham-1561.jpg

1. Trà sữa truyền thống

Nguyên liệu làm Trà sữa truyền thống (cho 1 người)

  •  Trà đen 15 gr 
  • Đường nâu 20 gr 
  • Sữa bột béo 60 gr

Cách chế biến Trà sữa truyền thống

1. Ngâm trà

Cho 15gr trà đen vào dụng cụ lọc trà. Sau đó, bạn bỏ vào ly thủy tinh và cho vào 200ml nước sôi, ngâm trà trong 15 phút.

ngam-tra-1.jpg

2. Pha trà sữa

Sau 15 phút, lấy dụng cụ lọc trà ra, cho vào 20gr đường nâu. Tiếp đến, bạn cho thêm 60gr sữa bột béo vào.

Dùng muỗng khuấy nhẹ để trà, đường nâu và sữa bột béo hòa tan hoàn toàn vào nhau, tạo thành hỗn hợp có màu nâu đẹp mắt.

3. Thành phẩm

Trà sữa sau khi hoàn thành có màu nâu nhạt nhờ sự kết hợp giữa trà đen và sữa bột béo.

pha-tra-sua-1.jpg

Đặc biệt, trà sữa không có vị ngọt gắt, khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị trà hơi đắng nhẹ, vị ngọt thanh từ đường đen và cảm giác béo béo của sữa bột, chuẩn vị trà sữa truyền thống.

2. Trân châu đường đen

Nguyên liệu làm Trân châu đường đen

  •  Bột năng 150 gr 
  • Bột gạo 10 gr 
  • Bột ca cao 5 gr 
  • Đường nâu 100 gr

Cách chế biến Trân châu đường đen

1. Trộn và nhào bột

Đổ 150gr bột năng, 10gr bột gạo, 5gr bột ca cao và 30gr đường nâu vào tô và dùng khuấy lồng trộn đều hỗn hợp.

Tiếp đến, đổ vào 120ml nước sôi, tiếp tục khuấy đều. Sau khoảng 5 phút, phần bột trân châu dần kết dính lại.

Sau đó, đổ toàn bộ phần bột ra bàn. Chia bột thành 4 phần và lần lượt nặn thành hình trụ dài có đường kính khoảng 1 cm. Sau đó, cắt thành từng khúc nhỏ có độ dài khoảng 1/2 lóng tay và lần lượt nặn từng cục thành hình tròn.

Áo một lớp bột năng mỏng lên bề mặt để hạn các viên trân châu dính vào nhau. Sau khi làm xong toàn bộ phần trân châu, bạn đổ toàn bộ vào rây bột để ray bỏ bớt phần bột năng còn dư.

x-cach-lam-tran-chau-duong-den-tai-nha-ngon-nhu-ngoai-hang-202201030914401733.jpg

2. Làm trân châu đường đen

Bắc nồi lên bếp, đổ vào 500ml nước, đợi nước sôi, cho toàn bộ phần trân châu vào, điều chỉnh lửa trung bình và nấu trong 25 phút.

Sau 25 phút, tắt bếp, vớt trân châu ra và ngâm vào nước lạnh ngay. Sau 2 phút, vớt ra để ráo.

Tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho vào 70gr đường nâu và 50ml nước, đun sôi hỗn hợp này. Trong lúc đợi hỗn hợp này sôi, dùng muỗng khuấy đều để phần đường nâu tan hoàn toàn trong nước.

Sau 5 phút, cho trân châu vào và nấu thêm khoảng 7 phút. Khuấy đều tay để trân châu chín đều và không bị cháy nhé.

Sau khi trân châu chín và đường đen dần kẹo lại thì tắt bếp và để nguội trong 30 phút.

3. Thành phẩm

Trân châu đường đen có màu đen tuyền đẹp mắt, khi thưởng thức có cảm giác mềm dẻo của trân châu hòa quyện cùng vị ngọt thanh của đường đen.

x-cach-lam-tran-chau-duong-den-tai-nha-ngon-nhu-ngoai-hang-202201030915200208.jpg

Bạn có thể kết hợp với trà sữa hoặc sữa tươi để thưởng thức để món ngon trở nên càng hấp dẫn hơn.

Cách bảo quản trà sữa và trân châu đường đen còn dư:

- Đối với trà sữa, bạn có thể đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 2 -3 ngày. Tuy nhiên nếu trà sữa để lâu thì sẽ xuất hiện hiện tượng tách nước hoặc biến đổi mùi vị, vì vậy, bạn không nên để lâu.

- Còn với trân châu đường đen, để bảo quản được lâu, bạn cho toàn bộ vào hộp đậy nắp kín và bọc nilon bên ngoài, sau đó bỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể để trong 3 - 4 ngày mà không ảnh hưởng đến độ mềm của trân châu.

Bài liên quan
  • Thưởng trà trong cung đình Huế
    Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm xem hoa Ngô Đồng trong nắng sớm hay lúc hoàng hôn để tự mình chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này và thưởng thức chén trà ngát hương sen trong Hoàng cung Huế.
(0) Bình luận
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
  • Hơn 600 món ngon ba miền tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực TP. Hồ Chí Minh
    Tối 27-3, Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2025 khai mạc tại khu du lịch Văn Thánh. Trong 4 ngày, từ 27 đến 30-3, lễ hội diễn ra với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước.
  • Chả cá Lã Vọng là món ăn ngon nhất thế giới từ cá trắng
    Trong danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới từ cá trắng do cẩm nang ẩm thực thế giới - Taste Atlas - vừa công bố, món chả cá Lã Vọng của Việt Nam xếp ở vị trí đầu tiên, đạt 4,6/5 sao thang điểm đánh giá.
  • Thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024
    Vừa qua, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024.
  • Liên minh châu Âu (EU) giới thiệu chương trình “EU Good Food – Good Life" tại Hà Nội
    “Hãy tận hưởng hương vị cuộc sống trọn vẹn hơn!” là thông điệp của sự kiện “EU Good Food – Good Life” do Liên minh châu Âu (EU) giới thiệu chiều 17/03, tại Thủ đô Hà Nội. Đây là chương trình diễn ra trong 3 năm từ 2024-2027, tại thị trường Hàn Quốc và Việt Nam.
  • Đặc sắc bún ốc phủ Tây Hồ
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon đã đi vào sách như: bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, phở cuốn, bún chả, bún riêu cua, nộm bò khô, bánh giò Đông Các… mà chỉ cần nhắc tên thôi đã nhớ đến nao lòng!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Làm trà sữa trân châu đường đen tại nhà ngon như ngoài quán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO