Khởi chiếu phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển”

Thạch Vũ| 24/11/2022 10:21

Bộ phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển”, do Hãng Phim tài liệu và điện ảnh Nhân Dân (Báo Nhân Dân) sản xuất, sẽ chính thức được phát sóng rộng rãi trên các kênh sóng của nhiều đài truyền hình trên cả nước từ ngày 1/12/2022, vào đúng dịp 40 năm ra đời Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc và 10 năm Luật Biển Việt Nam.

Bộ phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” gồm 40 tập, thời lượng 25-30 phút/tập. Nhà báo Lê Anh, Giám đốc Hãng Phim tài liệu và điện ảnh Nhân Dân, Tổng đạo diễn phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” cho biết, khi tìm tư liệu ở trong và ngoài nước cho bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, hãng đã tìm thấy nhiều tư liệu, tài liệu quý về việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam được lưu trữ khá cẩn thận ở các thư viện, trung tâm lưu trữ. Vì thế, Hãng Phim tài liệu và điện ảnh Nhân Dân quyết định thực hiện một bộ phim tổng thể, toàn diện về biển, đảo Tổ quốc.

z3905339376933_833a61316baab08da6a1a2c1d6c51545.jpg
Một cảnh trong phim "Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển".

Nội dung xuyên suốt phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” gồm 3 phần: “Khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, “Phát triển kinh tế biển”, “Đời sống văn hóa biển, đảo”.

Bộ phim phản ánh khá toàn diện, có hệ thống, khách quan, chân thực, phong phú, nhiều chiều, sâu sắc các vấn đề về biển, đảo Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong đời sống người dân Việt từ xa xưa cũng như ngày nay.

Bộ phim đã nêu bật những căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với biển, đảo, đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện rất rõ trong phim, với thông điệp: Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, tinh thần bảo về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của người Việt luôn được phát huy cao độ.

Về phát triển kinh tế biển, bộ phim đề cập đến các nghề từ xa xưa, trong đó có đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; những vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến các ngành kinh tế biển; quy hoạch cơ sở hạ tầng, vận tải, đóng tàu; phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; du lịch biển, đảo…

Ở nội dung đời sống văn hóa biển, đảo, phim phản ánh phong phú, các phong tục tập quán, các di tích và những câu chuyện văn hóa liên quan đến biển, đảo hiện nay.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội trong mắt tôi
    Tôi sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Mỗi lần nhắc đến Hà Nội trái tim tôi lại xuyến xao. Tôi luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính. Được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ. Được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành, với nét duyên dáng đặc trưng của mình.
  • Trao giải Cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại ENEOS & MOGU “Đóa hoa đồng thoại” lần thứ 6
    Đóa hoa đồng thoại” là cuộc thi sáng tác truyện ngắn dành cho thiếu nhi, đây là cơ hội để các em học sinh và những người yêu sáng tác có những tác phẩm cho chính mình.
  • 4 nhiệm vụ và giải pháp của Hà Nội về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Công tác thi đua, khen thưởng năm 2024”, trong đó nhấn mạnh 4 nội dung và giải pháp của Thành phố trong năm tới.
  • Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”
    Việt Nam vượt qua 6 quốc gia khác gồm Armenia, Brazil, Ai Cập, Hy Lạp, Nhật Bản và Ả Rập Saudi để thắng giải “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2023” tại lễ trao giải chung cuộc World Travel Awards.
  • Diễn viên Minh Tiệp được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trường quay Cổ Loa
    Minh Tiệp sinh năm 1977, tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ và cử nhân chính trị Học viện Báo chí tuyên truyền. Nam diễn viên lấy bằng thạc sĩ quản lý văn hóa của Đại học Văn hóa năm 2017. Anh sớm nổi tiếng qua các phim: Ban mai xanh, Cuộc gọi lúc 0 giờ, Tiếng dương cầm trên biển, Lập trình cho trái tim...
  • Chuyện tình công chúa Ngọc Hoa với thương nhân Nhật Bản hơn 400 năm trước được tái hiện
    Câu chuyện Công chúa Ngọc Hoa được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả cho thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro vào thế kỷ 17 được tái hiện trong đêm diễn “Hương sắc Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2023” diễn ra tại Fukuoka (Nhật Bản).
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 30: Từ xưởng tranh "Dũng Dị Art Studio" đến mô hình du lịch trải nghiệm độc đáo
    Từ chất liệu trang trí cổ truyền, qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ tài hoa đã làm phong phú thêm ngôn ngữ và vẻ đẹp nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại. Tìm về làng nghề sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín, podcast “Hộp nghệ thuật” tuần này đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với họa sĩ Trần Công Dũng, nhà sáng lập xưởng tranh Dũng Dị Art Studio, một trong những cá nhân đi đầu trong việc thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm làm tranh sơn mài độc đáo giữa lòng Hà Nội.
  • Nhà thờ Lớn Hà Nội - điểm đến dịp Lễ Giáng sinh
    Dù không phải người Hà Nội nào cũng theo đạo nhưng khi nhắc đến Nhà thờ Lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) thì hầu như ai ai cũng biết. Là một công trình do người Pháp xây dựng, mô phỏng theo kiến trúc của nhà thờ Đức bà Paris. Đây không chỉ là nơi hành hương của tín đồ Công giáo, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Khởi chiếu phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO