Khi đàn cò trở lại

Nguyễn Hùng Vỹ| 23/05/2021 14:55

Truyện ngắn của Roman Ivannytchouk (Ucraina)

Khi đàn cò trở lại
Minh họa của Nguyễn Văn Đức 

Đàn cò gồm những cặp đôi bay liệng trên dải đất của gia đình nhà Sémène. Chiếc cào mà Sémène đang gom rơm khô trong sân mỗi khi tuyết tan bỗng tuột khỏi tay anh.  Sémène quan sát bầu trời hồi lâu, đôi mắt mở to phóng tầm mắt về phía chân trời như tìm kiếm nhận dạng đàn chim. Chắc thế nào cũng sẽ có một vài con quay trở lại dải đất nhà anh khi chúng giã từ xứ sở nóng bức để tìm về chốn cũ. Bầy chim xuất hiện lần này, chúng bay thành vòng tròn chao liệng nhiều lần trên đỉnh núi, rồi lặng lẽ hạ cánh xuống khu đất phía sau ngọn núi của làng.

Và một lần nữa, Sémène lại thầm thì khe khẽ hát:

“Con lạy thánh Piere, con cầu xin cho nước ấm lên, và con cũng lạy thánh Jean, con cầu xin cho nước lạnh đi…”.  Đôi môi anh như bất động. Bài hát này, ngày xưa anh hay hát để cho khuây khỏa, giờ thì chính nó tự nhiên lại được ngân lên, giai điệu của bài hát như được rót ra từ miệng một lỗ cây sáo nghe buồn bã. Tâm trạng ấy nguyên nhân có thể là do đàn cò trở về, và giờ thì chúng đang ẩn mình trong khu rừng thông. Không nghi ngờ gì, Sémène thường ngân nga bài hát này với giọng điệu buồn thảm  bởi vì giai điệu của bài hát luôn làm cho Vassylyna tức tối và vì rằng  chúa luôn che chở cô ấy… “Lạy thánh Jean,  con cầu xin cho cô ấy bớt lạnh lùng đi và  con xin các ngài phù hộ cho con được yêu cô ấy, nàng Olèna xinh tươi, trẻ đẹp”.

- Này, hãy câm miệng đi, đừng rống lên như bò thế nữa, Vassylyna luôn miệng nói như vậy. Trong cái đầu của anh lúc nào cũng liên tưởng đến cái con Olèna ấy, thế nên tôi buộc phải nghĩ, cứ như anh thì bọn trẻ Yossup, Sophie, Vassul và Ganoussia… phải nuôi dạy chúng ở đâu. Tôi có quá nhiều cái tầu há mồm đang  chờ đợi ở nhà, thậm chí đến nỗi mỗi sáng, tôi không biết mình phải trông vào đâu nữa. Còn anh thì  lúc nào cũng chỉ lảm nhảm mấy ca từ nào là thánh Pierre, nào là thánh Jean…

- Thằng Yossyp  rồi nó sẽ  đi làm ở xưởng rèn, Sémène cự lại; anh liếc nhìn vợ mình, cô ấy gầy tóp đi vì công việc, anh ái ngại thương vợ vì Vassylyna của anh thực sự là một người phụ nữ tốt. Anh thôi không hát nữa, cho dù dư âm bài hát vẫn tiếp tục ngân nga trong anh đến nỗi có lúc chính anh cũng cảm thấy khó chịu; nhưng dường như có khi anh lại cảm thấy như là muốn hát to lên nữa, lúc ấy trong sâu thẳm, anh lại thầm trách Vassylyna: “Em chỉ nghĩ về những điều như thế thôi sao! Anh lao tâm khổ tứ  chỉ vì em và các con chúng ta, còn em thì đến tiếng hát của anh cũng làm em tức tối, anh nhất định sẽ không bao giờ rời bỏ em nhưng mà bài hát thì anh không thể. Cứ theo cách hiểu của em thì cô ấy chính là nguyên nhân gây nên  sự bội phản duy nhất của anh?”.

Sémène đảo mắt sang bên, phía đó đàn cò đã bay đi và anh cảm thấy sao mà buồn, hẫng hụt, anh hiểu rằng mọi cái có thể xảy ra sau mùa di trú dài ngày, bởi vì tất cả đàn chim sẽ không còn quay trở lại nơi này nữa. Điều này không phải chỉ can hệ đến riêng anh.  Người ta có thể còn cho biết rằng, tỷ dụ như ở Ấn Độ hàng trăm người đã chết trong ngập lụt, và cái tin sau còn  khủng khiếp hơn thế nhiều, nó mang lại cho bạn những cảm nhận rất khác nhau, ví như mùa hè vừa qua một cơn sét đã đánh chết Ilko Potiak trong rừng, và anh cảm thấy quá  buồn với suy nghĩ cho rằng người đàn ông này đã chết một cách dại dột… Sémène nhớ lại Ilko và một lần nữa anh cảm thấy chính bài hát đã rền rĩ trong anh một cách tang thương: “… Tôi thích thú bài hát ấy hãy ghi nhớ điều này, hôm qua tôi đã không ăn, mà sao hôm nay tôi cũng không thấy đói”,  và anh thấy xấu hổ, mặc dù anh không muốn, vì bài hát này nó buộc anh phải vui vì cái chết của Ilko, và giai điệu của bài hát cứ dội về không ngừng, thức tỉnh trong anh thời trai trẻ  bất chấp giờ đây anh đã ở cái tuổi lục tuần của mùa xuân cuộc đời.

Con ngựa của Sémène chuyển hướng rồi chồm lên, anh giật mạnh dây cương và chửi đổng:

“Đồ quỷ tha ma bắt, đồ tồi tệ, con ruồi chết tiệt nào đã chích mày mà mày nhảy cẫng lên đâm vào bụi rậm này như đỉa phải vôi thế…”. Nhưng những  lời nguyền rủa ấy chưa kịp tuôn ra hết, một thiếu nữ trẻ, xinh đẹp có làn da trắng hồng, trên tóc cài những cành nho, tay cầm một chiếc giỏ đựng đầy quả dâu tây tươi, xuất hiện trên con đường. Vẻ đẹp thánh thiện của thiếu nữ làm cho Sémène trầm trồ và anh như muốn từ trên yên ngựa nhẩy xuống.

- Xin ông thứ lỗi! Ông Sémène kính mến, cô gái trẻ lên tiếng, chính cháu đã làm cho con ngựa của ông hoảng sợ, cháu cứ  tưởng có ai đang làm gì trong đó… Khi cháu đang hái những quả dâu tây thì bị  một cú đấm vào đây, cô gái đưa tay chỉ vào ngực mình.

- Ai đã đánh cháu?  Sémène quan sát cô gái và nhận ngay ra Olèna Bokanïouk de Grounié (con gái của Olèna).

- Cháu không biết ạ…

- Nhưng chẳng có ai ở đó đâu nhé.

- Em! em cũng ở đây sao Olèna …?

Tất cả dường như là tụ hợp của một thứ vật chất vô hình, hữu hình, nó được tạo thành bởi chất kết dích của cỏ cây, những trái dâu tây, mái tóc màu hung bạc nắng mặt trời, thậm chí đến cả lời thì thầm của người đàn bà vừa mới xuất hiện cũng như được tẩm ướp hương thơm.

- Tại sao cho đến tận bây giờ  em cũng không muốn gặp anh?

- Và sự  thực là anh cũng đã không gặp được em, Olèna ạ…

- Anh biết không em đã khóc vì đám cưới của anh, và bây giờ em lại khóc vì cuộc tình của mình: em đã đính hôn với Ilko Potiak.

Những con cò đã không còn trở về…Và mùa xuân thì đã có mặt ở đó sớm hơn mọi năm! Ngày trước, vào thời điểm này, khi những cơn gió nổi lên, những búi tuyết bị cuốn xoáy xoay tròn, gần đó, những cây lãnh sam không còn đung đưa vặn mình kêu răng rắc, những con quạ đen đã về đậu trên cành, bộ lông dựng lên, khi ấy bạn có thể dễ nhận ra những con cò trung thành đậu từng cặp trên mái nhà, rồi sau đó thì chạy nhảy trên sân giống như  đàn gà đỗ trên giàn chạy lon ton về phía trước cửa nhà, mình lấm lem, ẩm ướt do lặn lội từ các nơi về. Chúng dùng cái mỏ đỏ tía mổ lách cách vào cửa nhà…

“Này, Sémène, Sémène, xin đừng đến nhà em, em có một con chó to đen, nếu như nó cắn anh, anh sẽ chết vì nó…”.  Một bé gái tinh nghịch, trên đầu cài những bông hoa, đang chăn bò ở gần con suối. Bé gái thường ném những quả thông cho anh, khi đó anh  đã là một người đàn ông trung niên, đang tắm cho con ngựa của mình… Anh biết cô gái đó là ai nhưng anh không  để ý, cô gái cũng chẳng quan tâm - Tại sao, một người lớn lại để ý đến một đứa con nít? Sau này, trong ngày đám cưới, khi anh và Vassylyna ngồi ở hàng ghế dành cho cô dâu chú rể để nghe ca sĩ làng hát những bài tình ca buồn nói về ngày cưới dành cho cô dâu, Sémène nhớ lại một cô gái trẻ, dáng dong dỏng cao, da mịn màng ngồi ở một góc khóc nức nở, lúc đó anh chợt nhận ra đó là cô bé đã ném những quả thông. Những  giọt nước mắt của cô gái này không làm anh ngạc nhiên, lời điệp khúc ca hôn lễ được hát đi hát lại có thể làm mủi lòng bất kỳ ai, nhưng lần này, cũng không làm cho anh để tâm đến cô gái… Tâm trạng đó còn kéo dài mãi cho đến cái ngày khi anh gặp cô ở  đoạn rừng thưa với một giỏ đầy những quả dâu tươi trong khi anh đang chở muối ăn từ Outrope về. Cuộc gặp mặt này sao mà nặng nề…

…Gửi ai trông Sophie, Vassyl và Ganoussia đây? Anh đã đi buôn muối, thuốc lá, và lần ấy để trốn công an buộc anh phải vất những bao hàng từ trên yên ngựa vào trong những bụi cây rậm rạp trong rừng, và đã mất cả chì lẫn chài chẳng còn gì cho bọn trẻ ăn sáng. Vassylyna đã héo mòn và tuôn ra những lời chỉ trích:

- Nếu anh cứ hát mãi thì hãy đi mà kiếm lấy một người đàn bà khác.

Sémène lặng thinh, vả lại cũng còn gì để nói. Thực tình,  anh đã bao giờ gặp cô ấy đâu. Anh chỉ đi với Ilko một lần vào rừng chặt củi nhưng chẳng bao giớ gặp Olèna, anh sợ… Này Vassylyna! Nếu em cứ ngăn cấm anh hát bài hát này. Không có nó, có thể anh sẽ trở thành một kẻ cuồng rông, thậm chí những buổi tối anh cũng chẳng thể nào ngủ ở nhà. Anh làm sao mà rời bỏ bài hát ấy được.

Sémène đặt chiếc cào xuống bên cạnh, rồi ngồi bệt xuống gốc cây bên đống củi khô. Người ta nghe thấy tiếng cây lãnh sam vặn mình, tuyết bốc hơi bay lên ẩm ướt. Đó đây, một dòng nước chảy tràn làm thành một con đường tuyết bao bọc xung quanh những đống tuyết cũ. Gần rìa đường, một cánh rừng nổi lên tạo nên một bức tường thành vây quanh màu ghi xám, điểm xuyết những cây nghệ tây màu xanh. Những âm thanh rung rinh phát ra từ hốc lỗ tuyết bắt đầu vang lên. Con đường dẫn vào thác nước hoàn toàn khô, và lồi lõm. Vào chính thời điểm đó, Sémène nghĩ hôm nay hay ngày mai mình cần phải đến thăm cậu con trai ở trong làng và sẽ nói với nó rằng bố luôn luôn ở bên cạnh con, rằng cần phải làm những gì con trai muốn về việc sở hữu ngôi nhà trên núi. Có lẽ Yossyp sẽ mỉm cười nói: cuối cùng thì bố cũng trở thành một người cha có lý. Thật là tồi tệ cho những gì bố đã nghĩ. Chẳng bao giờ mẹ con lại trở về sống chung với bố đâu. Thời gian sẽ qua đi, bố vẫn sẽ chăn bò cho gia đình mình thôi. Bởi lẽ, bọn trẻ đã đến tuổi đi học, Maria thì làm việc ở trạm khai thác rừng, còn con, con cũng quá bận ở xưởng rèn của nông trang.

Vassylyna nằm duỗi dài trên giường, người gầy guộc, xanh xao. Từ  ngày mai, cô sẽ quyết bỏ Sémène, nàng cất giọng chì chiết:

- Này, tôi chẳng còn thiết sống  trên cõi đời này nữa… Sémène bỗng ôm mặt khóc nức nở rồi đập đầu liên tiếp vào thành giường. Vassylyna đối với anh, luôn là một người vợ tốt, nàng tiết kiệm từng đồng vì anh và những đứa trẻ nhưng bài hát này như một cái kim chọc thẳng vào tim nàng.

- Tại sao giờ em lại tự bỏ đi… khi mà chúng ta có thể chung sống và những đứa trẻ cần được nuôi dạy tốt? Tại sao?

- Tôi là thứ đồ cũ rồi, anh Sémène ạ…

Những con cò đã trở về bay liệng trên nóc nhà nhưng chúng không đậu xuống.

Ui bây giờ, thế là hết. Chẳng có gì ở đây để làm. Chờ đợi gì nữa chứ? Trông đợi gì nữa? Yossyp đã từng tự nhủ mình như vậy…

Sémène nhìn về phía chân trời ở đó thấp thoáng một dải rừng với những cây họ thông dường như nơi ấy là chỗ lưu giữ dấu vết còn sót lại của đàn cò, nhưng chính vào thời điểm ấy bỗng xuất hiện một con cò bay trở lại. Nó tiến thẳng về phía dải đất. Sémène bật đứng thẳng người dậy ngước nhìn bầu trời như là để chờ đợi con tiếp theo, nhưng mà nào có thấy. Con cò liệng xoay tròn một lúc phía trên ngôi nhà rồi cuối cùng đỗ nhẹ xuống cái tổ cũ, quẹt quẹt cái mỏ hồi lâu, đầu nó nghểnh lên ngóng về phía bầu trời.

- Chim ơi! Mày đã đánh mất một người bạn đường. Đúng vậy không? Một kẻ góa vợ đáng thương của ta, Sémène tự nói với mình thế, và anh thầm nhủ cần phải đến ở với cậu con trai ngay thôi, bởi chả nhẽ hai người đã ly thân lại sống chung trong một ngôi nhà thì thật chẳng nên. Có lẽ ngày kia anh phải rời đi thôi.

Gã đàn ông không ngừng vật vã, khóc lóc thảm thiết trên chái hiên nhà, sự nhớ nhung luyến tiếc ấy hình như lan truyền ra khắp vùng đồi.

Con ngựa từ từ dừng lại, nó không chồm lên theo bản năng khi thấy người phụ nữ từ trong phía bìa rừng đi ra. Ở chỗ này, dạo trước, cứ vào độ cuối mùa xuân, khi những trái dâu tây chín tỏa hương thơm nhè nhẹ, cô thường đứng ở giữa con đường. Con ngựa dúi dúi mõm với cặp môi  ướt mềm vào tay của người đàn bà, bà ta vừa xoa nhẹ tay lên cái chấm đốm trắng trước trán của con vật vừa hỏi:

- Anh không đến dự đám cưới của Ilko à, và anh cũng không muốn đến đám ma của anh ấy?

- Anh không thể, Olèna ạ.

- Anh không ốm chứ?

- Không… và  Sémène không nói gì thêm, hình như anh rất muốn từ trên yên ngựa nhảy xuống để thú tội với người đàn bà, đang độ xuân sắc xuân thì này: rằng cái bài hát mà hàng ngày anh vẫn hát từ khi còn trai trẻ…, và đối với anh, cuộc sống âm thầm này luôn phảng phất mùi thơm của những trái dâu tây rừng… Đúng, Vassylyna luôn đối xử tốt với anh và Ilko cũng là một người bạn can đảm. Nhưng anh không thể đến để nói với anh ấy một lời vĩnh biệt vì sợ Olèna cho rằng anh mừng vui và lạnh lùng vì cái chết của anh ấy. 

Nghĩ vậy nhưng anh không nói mà vẫn ngồi yên trên yên ngựa, con vật mơn man bàn tay của Olèna bằng đôi môi ướt mềm, còn Olèna thì  vuốt ve chấm đốm trắng phía  trán đối diện của con vật. Con đường quá hẹp làm  cho hai người buộc phải đối diện nhau.

- Olèna này, một lát sau thì Sémène cũng lên tiếng. Em góa chồng đã đúng một năm, còn anh thì đã tròn hai bốn tháng, cho anh đến nhà em đi.

Nàng ngước nhìn Sémène, rồi cười.

- Không, anh Sémène, xin anh đừng đến, nàng khẩn khoản. Và ngay lúc này, anh đã nhận ra cô gái tinh nghịch với đôi mắt mở to có bông hoa cài trên đầu, người đã ném cho anh những quả thông, và cô gái dáng người mảnh khảnh, giàn dụa nước mắt trong ngày cưới của anh. Đó cũng  chỉ là cô nàng tinh nghịch với giỏ quả dâu tây rừng cầm trên tay mà thôi. Muộn quá rồi anh Sémène ạ… Rồi sau đó thì người đời sẽ  eo xèo cho rằng chính chúng ta đã chủ động làm cái việc là tạo ra sự góa bụa để được đến với nhau…

Nàng tiếp tục bước theo cạnh rìa con đường, một tay xoa bụng, và mông  con ngựa, nó ngoan ngoãn bước đi, cùng lúc Sémène lên tiếng: 

- Anh sẽ đợi em ở nhà đến khi nào anh không còn tồn tại trên cõi đời này thì thôi.

Con chim không ngừng kêu, Sémène quay lại về phía rặng núi cao, ẩn hiện đằng sau thung lũng, ngắm nhìn không gian bao la và khung cửa sổ ngôi nhà của Olèna, bài hát lần cuối cùng ngân  lên trong sâu thẳm  lòng anh, rồi cũng lặng dịu đi: nó tự kết thúc đối với anh. Sémène chợt nghĩ tốt hết là cũng không nên nghe giai điệu khóc lóc tuyệt vọng này thêm một giây nào nữa, anh cũng  sẽ không còn xua đuổi con chim nữa. Ngay  ngày hôm nay anh sẽ xuống làng và nói với Yossyp rằng từ bây giờ bố sẽ luôn ở bên con, rằng con muốn làm những gì mà con muốn cho ngôi nhà trên ngọn núi của bố thì làm.

Khi mặt trời chìm xuống sau dãy núi Grounié, Sémène đi ra khỏi nhà cùng với cái đẫy đeo chéo hai vai. Người đàn ông tiếp tục than phiền, rồi lặng nhìn con chim đang đập đập hai cánh, nó  kêu lên với một giọng điệu ai oán. Sémène quay lại quan sát một con chim khác đang xuất hiện đằng sau cánh rừng phía trước ngôi nhà của mình.  Nó từ từ đỗ xuống mái nhà, rồi khu sân, buồn bã như kẻ lạc bầy, thận trọng nhẹ nhàng tiến lại chỗ cái tổ ở trong đó có một con chim đực đang nằm. Thoạt đầu, chúng chăm chú nhìn nhau, rồi sau đó, sấn lại ân ái, chà vít cổ nhau, hai mỏ quắn quýt đớp nhau, phát ra những âm thanh cảm thụ niềm hạnh phúc ngọt ngào.

Sémène chợt nhận ra rằng bài hát của anh bị thủ tiêu nhanh quá, rằng có lẽ thời gian đến sống bên con trai có thể  nhanh thì vào mùa khô, hoặc chần chừ thì cũng đầu đông, và có lẽ cũng phải gấp rút không thể chần chừ thêm nữa.

Những con cò đã trở lại đến đậu trên mái nhà của Sémène. Mùa xuân thực sự trở về đẹp và  lung linh làm sao!
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Khi đàn cò trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO