Sân khấu - Điện ảnh

“Khát vọng - Chiều cuối năm” 2024 ngày 30 Tết có gì đặc biệt?

Quỳnh Chi 09/02/2024 07:35

Đài Truyền hình Việt Nam vừa cho biết, chương trình “Chiều cuối năm” 2024 - chủ đề “Khát vọng” sẽ được phát sóng trên kênh VTV1 và VTV4 lúc 17 giờ 15 phút, ngày 30 Tết (9/2/2024)

Gần 20 năm qua, chương trình “Chiều cuối năm” đã trở thành “món ăn tinh thần” đặc sắc trên sóng truyền hình quốc gia vào ngày 30 Tết Nguyên đán. Chương trình đã đem đến những câu chuyện nổi bật trong năm đã qua và hướng tới một năm mới nhiều khởi sắc.

chieucuoinam34.jpg
6 MC của chương trình trong 4 set quay tại Hồ Gươm trong chương trình “Chiều cuối năm” 2024.

Đặc biệt, khác với các chương trình trước đây, “Chiều cuối năm” 2024 không có cặp MC nào dẫn chính, thay vào đó sẽ có 3 cặp MC, dẫn ở 3 điểm khác nhau và tụ về Hà Nội. Các MC dẫn “Chiều cuối năm” 2024 gồm có Minh Trang, Thu Hà, Hữu Trí, Mạnh Cường, Hồng Nhung và Hạnh Phúc. Trong đó, 1 cặp MC dẫn ở Tây Ninh, 1 cặp MC dẫn ở Phú Quốc, và 1 cặp MC dẫn ở Tam Chúc. Ở Hà Nội, cả 6 MC cùng xuất hiện trong 4 set quay khác nhau tại Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long và Bát Tràng.

“Chiều cuối năm” lần này có chủ đề “Khát vọng”, được ê-kíp sản xuất lên ý tưởng từ 3 – 4 tháng trước Tết Giáp Thìn và chia thành 3 chương: Chắp cánh ước mơ, Khát vọng và Vút bay. Đại diện nhà sản xuất cho biết, chương trình năm nay sẽ quy tụ những khách mời là người trẻ, qua đó nói lên những ước mơ, hoài bão và khát vọng cống hiến để cùng hướng đến một năm Giáp Thìn nhiều thành công, đồng thời gửi gắm hy vọng về sự phát triển rực rỡ của đất nước.

Tại chương trình, khán giả trong và ngoài nước sẽ được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng, nói lên đam mê về khát vọng của nhiều người Việt, từ Bắc vào Nam.

trathu.jpg
Cô giáo Trà Thị Thu gieo chữ ở điểm trường Tắk Pổ thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Đó là chuyện cô giáo Trà Thị Thu kêu gọi và quyên góp cho những học sinh của mình nơi vùng cao, để các em có được tương lai tươi sáng hơn. Hoặc câu chuyện về người nghệ sĩ điêu khắc ánh sáng Bùi Văn Tự biến những thân gỗ xù xì thành những tác phẩm nghệ thuật giữa ánh sáng và bóng. Đó còn là rapper miền núi cùng khát vọng đưa Rap Việt vươn xa - Double 2T; bạn trẻ Đào Minh Tiến - người được coi là “dế mèn du ký”, một blogger du lịch cầm cờ chạy khắp đất nước…

daominhtien3.jpg
Đào Minh Tiến - một blogger du lịch cầm cờ chạy khắp đất nước nổi tiếng khắp Việt Nam.

“Chiều cuối năm 2024” có bối cảnh từ vùng núi, biển, đảo, đồng bằng Bắc Bộ, sông, hồ, đặc biệt là những di sản tại Hà Nội. Nhà sản xuất chương trình “bật mí”, tại cầu Thê Húc bên Hồ Gươm, khán giả sẽ được thấy dàn nhạc “Sức sống mới” của Đồng Quang Vinh, kết hợp giữa vĩ cầm và sáo. Trong khi đó tại Bát Tràng là không gian các em nhỏ nặn gốm, thể hiện ước mơ của mình. Ngoài ra, “Chiều cuối năm” ngày 30 Tết còn đưa khán giả đến với di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, cùng những người dẫn chương trình dạo phố phường Thủ đô với chiếc xích lô đầy hoài niệm.

dquangvinh.jpg
Cảnh quay các nghệ sĩ kết hợp nhạc cụ truyền thống và hiện đại bên cầu Thê Húc trong chương trình.
chieucuoiname.jpg
Cặp đôi MC Thu Hà - Mạnh Cường trong set hình đi xích lô trong “Chiều cuối năm” 2024.
gombattrang.jpg
Các MC và những em nhỏ trong một cảnh quay ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội.

Bối cảnh tại Tây Ninh trong chương trình lại đưa công chúng đến với núi Bà Đen, tái hiện không gian Tết của đồng bào Khmer. Cảnh múa trống Chhay-dăm, điệu múa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hay màn trình diễn bộ sưu tập áo dài với họa tiết là những bức tranh dân gian Việt Nam tạo ra những điểm đặc sắc của chương trình. Với bối cảnh tại Hà Nam, người xem đến với Khu du lịch quốc gia Tam Chúc với không khí hội xuân ở đình làng, chợ quê, phiên chợ Tết với những đặc sản địa phương.

tayninh.jpg
MC Hữu Trí - Minh Trang dẫn tại điểm cầu núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
chieucuoinam.jpg
“Chiều cuối năm” 2024 đến với khán giả cả nước vào chiều 30 Tết.

Theo nhà báo Kiều Trinh - tổng đạo diễn “Chiều cuối năm” 2024, chương trình sẽ đem đến cho người xem trước màn ảnh nhỏ một bức tranh đẹp có đầy đủ các sắc thái về nghệ thuật, văn hóa và thiên nhiên Việt Nam. Ê-kíp sản xuất mong muốn qua chương trình này truyền cảm hứng cho khán giả. Ngoài ra còn là niềm tự hào về về văn hóa và thiên nhiên Việt Nam.

“Những câu chuyện được gợi lại trong chương trình sẽ giúp khán giả cảm nhận rõ những nét đẹp của thiên nhiên, của văn hóa Việt. Chúng tôi tin rằng nếu biết thổi hồn, đem lại sức sống mới cho văn hóa thì các bạn trẻ cũng sẽ yêu văn hóa”, nhà báo Kiều Trinh, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Mua VinFast Evo200, trúng thưởng thêm Motio, chủ xe dùng luôn 2 xe để “lan tỏa sống xanh”
    May mắn có thêm một chiếc xe máy VinFast sau khi mua xe, chị Trang nhất quyết giữ lại cả hai để sử dụng bởi quá ấn tượng với xe điện thương hiệu Việt.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
“Khát vọng - Chiều cuối năm” 2024 ngày 30 Tết có gì đặc biệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO