Văn hóa – Di sản

Khám phá “Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam” tại Quảng Ninh

Mai Chi 16:27 24/01/2024

Thông tin từ Bảo tàng Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) vừa cho biết, đơn vị phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam” tại Bảo tàng Quảng Ninh.

catbang.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam. (Ảnh BTC).

Ban Tổ chức cho biết, triển lãm chuyên đề này là sự kiện chào mừng xuân Giáp Thìn 2024 và chào mừng Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024).

Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam là triển lãm chuyên đề nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân gian Việt Nam, tạo không gian thưởng lãm và trải nghiệm nghệ thuật, đồng thời đưa dòng tranh dân gian đến gần hơn với đồng bào, nhân dân và du khách trong và ngoài nước”, ông Đỗ Quyết Tiến, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh cho biết.

tham-quan.jpg
Các đại biểu và du khách tham quan tại triển lãm. (Ảnh BTC).

Ông Đỗ Quyết Tiến thông tin thêm, triển lãm lần này trưng bày 20 bộ tranh với các chủ đề: Tứ quý, Tố nữ, Tứ dân, Bát tiên, tranh truyện và tranh lịch sử được lựa chọn từ bộ sưu tập tranh “Tứ bình” đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Tứ bình nói riêng, là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông ta. Từ xưa, dân ta đã có tục chơi tranh, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tranh Tứ bình là bộ tranh gồm bốn bức, thường có hàm ý ẩn dụ cho bốn giai đoạn trong một năm, bốn giai đoạn trong cuộc đời, bốn giai thoại trong một câu chuyện hoặc bốn vẻ đẹp khác nhau của các cô gái… Trên tranh thường có những câu thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm, là những lời chúc phúc và mong muốn sự bình an phú quý.

Cũng vì vậy, Tranh Tứ bình từ lâu đã được cha ông ta ưa thích treo trang trí trong nhà để đón xuân hoặc thờ phụng, tùy theo nội dung của mỗi bộ tranh. Đồng thời, thông qua những bộ tranh Tứ bình, hậu thế ngày nay có thể hiểu được phần nào quan niệm về thời gian và lối sống sinh hoạt của người dân từ xa xưa.

tlam-sac-xuan-23.jpg
Du khách trải nghiệm in tranh dân gian Đông Hồ và dập mộc bản trên giấy dó. (Ảnh BTC).
tl3.jpg
Không gian tái hiện ký ức Tết Việt tại triển lãm. (Ảnh BTC)

“Hy vọng sắc màu rực rỡ, tươi mới và những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của mỗi bộ tranh sẽ là lời chúc bình an, hạnh phúc gửi tới công chúng yêu nghệ thuật nhân dịp xuân mới”, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh Đỗ Quyết Tiến, chia sẻ.

Tại triển lãm, Ban tổ chức cũng bố trí những không gian trải nghiệm tranh dân gian Đông Hồ trên giấy dó cho khách tham quan và các học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, du khách trong và ngoài nước trải nghiệm. Đặc biệt, không gian tái hiện ký ức Tết Việt mang đậm dấu ấn Tết xưa được trưng bày thông qua các hiện là vật đồ cũ của những năm thập niên 70-80-90 của thế kỷ 20 tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho du khách check-in và hoài niệm về một thời để nhớ.

tlam-sac-xuan.jpg

Triển lãm Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam diễn ra từ ngày 23/1/2024 đến hết 23/2/2024 tại Bảo tàng Quảng Ninh (phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Thông qua hoạt động trưng bày Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam còn nhằm thúc đẩy hợp tác, trao đổi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh trong công tác trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa đến với công chúng.

Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh Đỗ Quyết Tiến.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Quận Tây Hồ: Dự kiến còn 2 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
    Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, quận Tây Hồ dự kiến thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Tây Hồ và Phú Thượng.
  • Thị xã Sơn Tây: 3 xã dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Khám phá “Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Việt Nam” tại Quảng Ninh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO