Mỹ thuật

Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

PV 20:23 23/01/2024

Triển lãm Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Japan Foundation tổ chức.

6774c08f9ec3779d2ed2.jpg
Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh: Viết Thịnh)

Sáng 23.1, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” đã khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Tham gia triển lãm có 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Với 38 tác phẩm tạo hình phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt vừa quen vừa mới lạ được thể hiện qua góc nhìn đương đại.

Triển lãm là những sáng tạo của các họa sĩ trẻ trên nguồn cảm hứng học hỏi nghiên cứu từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang,..

Triển lãm mong muốn quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế. Đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng sản phẩm văn hóa được kết tinh từ quá trình khám phá các giá trị nghệ thuật truyền thống của những cuộc đối thoại văn hóa, xuyên quốc gia.

Phát biểu tại khai mạc triển lãm, giám tuyển - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Khoa các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định: “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của các họa sĩ trẻ trong hành trình thúc đẩy thực hành nghệ thuật, lấy cảm hứng từ các giá trị văn hóa mỹ thuật truyền thống của Việt Nam và các nền văn hóa khác. Hoạt động thực hành sáng tạo truyền thống cũng là động lực cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, góp phần thúc đẩy thế hệ trẻ, trong đó các họa sĩ tiếp tục học hỏi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống để có thêm động lực và cảm hứng nuôi dưỡng đam mê sáng tạo nghệ thuật”.

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, triển lãm này là một món quà đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dành cho công chúng Thủ đô và du khách, đồng thời góp phần xây dựng khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám thành một không gian sáng tạo của Thủ đô./.

Bài liên quan
  • "Khoác áo mới" cho nhạc cụ truyền thống
    Tối ngày 20/1, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật (22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra chương trình hòa nhạc “TRAIECT IV VietNam”. Chương trình thuộc chuỗi dự án quốc tế “TRAIECT” (Traditional Asian Instruments and Electronics) của Hiệp hội Nhạc mới Hanover (HGNM) với sự hợp tác của Đại học Âm nhạc, Kịch nghệ và Truyền thông Hanover và được thực hiện bởi Quỹ Văn hóa Liên bang, Quỹ Lower Saxony và thành phố Hanover, Đức.
(0) Bình luận
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Những góc nhìn mỹ thuật sinh động về Hà Nội sức sống và niềm tin
    Nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 8/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin”.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ là địa điểm thu hút người dân đến thưởng lãm, check-in nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Nghệ thuật tạo hình tôn vinh "Hà Nội sức sống và niềm tin"
    70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin” diễn ra trụ sở Bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) từ 8/10 đến 22/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO