Khám phá di sản Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Thụy Phương| 16/09/2022 23:15

Từ 16/9 đến 16/10/2022, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam diễn ra trưng bày "Baekje và Jeju: từ Di sản Hàn Quốc đến Di sản Thế giới".

Trưng bày do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Trung tâm Di sản Thế giới Baekje, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Tỉnh tự quản đặc biệt Jeju phối hợp tổ chức.

 Nội dung trưng bày được chia làm 4 phần gồm: Không gian sống, hoàng thành; Không gian tín ngưỡng, chùa; Không gian của kiếp sau,lăng mộ hoàng gia và Di sản thiên nhiên Jeju.

Khám phá di sản Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Trưng bày thu hút nhiều công chúng.

   Qua các hình ảnh và video, công chúng được chiêm ngưỡng không gian sống hoàng thành -  không gian sinh sống của các vị vua và tầng lớp quý tộc còn lưu dấu trong thành Gongsan – cung điện hoàng gia thời kỳ Ungjin của Baekje, di tích khảo cổ ở Gwanbuk-ri, thành Busosan, di chỉ khảo cổ Wangburi; đồng thời được du ngoạn trong không gian chùa Jeongnim (Định Lâm tự), chùa Mireuk (Di Lặc tự), Khu lăng mộ của vua Muryeong và các lăng mộ hoàng gia, Hoàng lăng Buyeo, đảo núi lửa - hang dung nham Jeju.

Khám phá di sản Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt NamĐảo núi lửa - hang dung nham Jeju

 Phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày, ông Gwiyoung Lee, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Baekje cho hay, đảo núi lửa - hang dung nham Jeju là nơi thể hiện những đặc trưng địa chất, chứng tích về lịch sử hình thành của trái đất, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2007 còn Quần thể di tích lịch sử Baekje thể hiện nền văn hoá rực rỡ của triều đại Baekje từ 1.400 năm trước, được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 2015.

3 hiện vật được coi là điểm nhấn của triển lãm này là: Lư hương đồng mạ vàng Baekje được phát hiện tại di tích chùa Neungsanri; Trang trí bằng vàng trên vương miện của vua Muryeong được tìm thấy trong quan tài của vua khi ngôi mộ được khai quật vào năm 1971; Bình xá lị được khai quật trong tháp đá di tích chùa Mireuk.


Khám phá di sản Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Bình xá lị được khai quật trong tháp đá di tích chùa Mireuk

 Khách tham quan muốn tìm hiểu thêm thông tin về trưng bày có thể quét mã QR trên các ảnh trưng bày. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ của triển lãm, công chúng còn được trải nghiệm nhiều hoạt động như: xem phim hoạt hình, mặc thử trang phục Hàn Quốc, làm đèn lồng và thưởng thức ẩm thực với những đặc sản của Baekje.

TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam khẳng định, trưng bày là dịp giới thiệu với công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế về những giá trị nổi bật toàn cầu của đảo núi lửa - hang dung nham Jeju, quần thể di tích lịch sử Baekje cũng như những nét đặc sắc về thiên nhiên, văn hóa Hàn Quốc. “Chúng tôi hi vọng triển lãm sẽ là cơ hội để công chúng hiểu thêm về di sản của Hàn Quốc. Đồng thời qua sự kiện giao lưu văn hóa này sẽ làm sâu sắc hơi mối quan hệ giữa hai nước từ đó góp phần giúp nhân dân hai nước hiểu, đồng cảm, gần gũi nhau hơn, tiến tới cùng nhau vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng chung của hai quốc gia trong cộng đồng văn hóa thế giới” ông Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ.

(0) Bình luận
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Khám phá di sản Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO