Khai mạc triển lãm “Tình quân dân” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Kim Ngân| 15/12/2022 18:05

Chiều 20/12/2022, lễ khai mạc triển lãm “Tình quân dân” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022).

Triển lãm “Tình quân dân” sẽ trưng bày những hình ảnh trực quan sinh động, khắc hoạ chân thực bức tranh quân dân máu thịt, truyền thống tốt đẹp đoàn kết toàn dân tộc, giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam “Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”.

Hơn 50 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu được lựa chọn trong Bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được giới thiệu đến công chúng. Giai đoạn 1960 - 1970, phần lớn các tác phẩm được sáng tác về chủ đề Tình đoàn kết gắn bó quân và dân trong thời kỳ kháng chiến. Các tác giả khắc họa  chân thực và sinh động tình cảm “Quân với dân như cá với nước” qua các tác phẩm: Tập kết (Nguyễn Hiêm, sơn mài, 1954), Hơ áo chiến sĩ (Văn Giáo, bột màu, 1962), Đêm hậu cứ (Hoàng Tích Chù, sơn mài, 1966), Ngọn đèn không tắt (Dương Tuấn, khắc gỗ, 1968)… Đặc biệt, tác giả Nguyễn Kao Thương đã thể hiện thành công hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng của tinh thần Đại đoàn kết toàn dân trong tác phẩm Bác Hồ thăm đơn vị pháo Hồ Tây (sơn dầu, 1969).

Bên cạnh đó là các sáng tác giai đoạn 1975 - 2002, đây là sự hồi tưởng, ghi chép hình ảnh thực tế của chính những người nghệ sĩ đã trực tiếp tham gia kháng chiến. Từ đó, cho ra đời những tác phẩm đẹp về truyền thống quân dân gắn bó, như các tác phẩm: Đón bộ đội về bản (Cao Trọng Thiềm, khắc gỗ, 1984), Bếp lửa Trường Sơn (Vũ Giáng Hương, lụa, 1994), Tiếng hát mùa chiến dịch (Mai Văn Hiến, sơn dầu, 1995), Vượt sông (Lê Trí Dũng, sơn mài, 1989)…

z3960896714313_694e8a22a7702df4828c985063ebc324.jpg
Đêm hậu cứ | Hoàng Tích Chù | Sơn mài | 1966
z3960897059692_4fc76042597ea8eb0043bd561e448726.jpg
Giờ trực chiến | Mai Lâm | Khắc gỗ | 1972

Triển lãm mở cửa đến hết 31 tháng 12 năm 2022 tại phòng Trưng bày chuyên đề Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Bài liên quan
  • Triển lãm ảnh ''30 năm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc''
    Sáng 14/12, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Hãng thông tấn YONHAP của Hàn Quốc tổ chức triển lãm ảnh “30 năm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc” tại Nhà triển lãm 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu kỷ niệm 30 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (22/12/1992 - 22/12/2022) và chào mừng sự kiện hai nước nâng tầm quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát ấp mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải mốt đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
  • Bánh chưng xanh Hà thành
    Nằm trong "Bộ Tứ": Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ngày xưa khi Tết đến, xuân về, thì người ta mới thấy bánh chưng, nay thì khác, quanh năm, đều thấy bánh, ở chợ, họ bán ở hàng giò, chả.
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Khai mạc triển lãm “Tình quân dân” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO