Họa sĩ Nguyễn Sơn và tiếng vọng từ bản ngã

Thụy Phương| 09/12/2022 11:07

Họa sĩ Nguyễn Sơn vừa giới thiệu tới công chúng chuỗi tác phẩm mới được sáng tác sau 4 năm làm việc, đặc biệt là thời gian giãn cách vì dịch Covid-19. Triển lãm mang tên “Tiếng vọng/ Bản ngã” (Echo/ Ego) diễn ra từ ngày 2/12 đến 18/12/2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Đây là bộ sưu tập mà Nguyễn Sơn dành riêng cho Sóng Mây Contemporary Art Museum – một dự án nghệ thuật đã đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Bộ sưu tập này được Nguyễn Sơn xây dựng trên nền tảng cảm hứng tôn giáo Công giáo của mình bằng ngôn ngữ tạo hình biểu hiện trừu tượng kết hợp nghệ thuật ý niệm.

hoa-si-nguyen-son(1).jpg
Họa sĩ Nguyễn Sơn

Tiếng vọng”, “Bản ngã”, “Ta ở đây!” là 3 phần trong loạt tác phẩm lần này, bao gồm 21 tranh giấy, 18 tranh chất liệu tổng hợp, 1 tranh sơn dầu, 5 tác phẩm nghệ thuật vật thể, hai sắp đặt kết hợp 2 videoart (3D mapping), 1 trình chiếu video art phái sinh từ hội giá vẽ.

Với cảm quan bén nhạy cùng sự khéo léo họa sĩ Nguyễn Sơn đã huy động kết hợp nhiều vật liệu, kỹ thuật, công nghệ, thủ pháp thị giác cổ truyền và tân tiến từ sơn dầu, acrylic, sơn mài, màu nước, ảnh, giấy, gỗ, đá cát, nhựa epoxy, video, đồ cũ, mới có sẵn… trong tác phẩm của mình.

tieng-vong-6.-acrylic-tren-giay-chia-sar.-80x55cm.2019.png
Một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sơn được giới thiệu tại triển lãm.

Tiếng vọng”: gồm những tranh chất liệu acrylic trên Chia sar (loại giấy thủ công của Lào), giấy Archer, giấy tự làm bởi tác giả. Loạt tranh này có nhiều kích thước với hình tượng chính là những ngôi thánh đường ẩn hiện trong không gian ý niệm. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho Đức tin, nguồn năng lượng nội tại của tác giả.

Bản ngã” và “Ta ở đây”: là các tác phẩm được làm từ những đồ gỗ chạm khắc họa tiết trang trí trong nhà thờ đã hư hỏng, cũ nát. Những vật thể này là kỷ niệm từ người bạn thân gửi tặng tác giả từ nhiều năm trước. Nguyễn Sơn tái thiết lập, cho chúng một hình dạng mới, như một cuộc tu sửa để chuyển hóa bản thân.

Ở các tác phẩm sắp đặt, ngôn ngữ kỹ thuật số là hoạt hình 3D được trình chiếu chồng lớp lên vật thể. Đây là nét đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thời đại. Việc kết hợp công nghệ với các tác phẩm hội hoạ, khối vật thể tạo ra một đời sống khác cho tác phẩm. Sự giao thoa giữa các tầng ứng dụng để thể hiện nghệ thuật của Sơn, cũng là đặc điểm chính đời sống tinh thần của xã hội đương đại.

Ở hội họa giá vẽ, nghệ thuật của Nguyễn Sơn có một bước tiến xa với thời kỳ trước. Độ bóng của epoxy resin bao phủ cục bộ trên mặt tranh hoàn chỉnh tạo thành hai kênh thị giác. Sản phẩm in (tranh ảnh kỹ thuật số, tạp chí nghệ thuật cũ) là các chi tiết anh chiết xuất từ quá khứ. Đó là tiếng vọng trong bản ngã và cũng là bản ngã trong tiếng vọng.

“Vẽ epoxy gần với vẽ nước, đạt được tập trung trong sự miên man, đạt được tính thư nhàn hay đùa chơi với nước thủa nhỏ. Epoxy khác nước, tự thân nó không tan biến, giống như kỷ niệm. Kỷ niệm là thứ rất lạ, nó sinh ra ở quá khứ và tái sinh ở hiện tại”, hoạ sĩ Nguyễn Sơn bộc bạch.

Đến với triển lãm, công chúng có thể cảm nhận sự hoành tráng, siêu vĩ ở những bức tranh lớn; sự dịu, đằm, tâm tình và thấu cảm... trong các bức tranh nhỏ. Nếu “Tiếng vọng” là những đoản khúc lanh lảnh như ánh sáng tiếng chim lúc tinh sương, những chùm sợi hồi quang trầm buồn tắt lịm khi nhật mộ thì “Thánh tích”, “Người ở đâu”, “Di sản… Không gian của người” lại là những dạ khúc, bi ca day dứt, những khối đớn đau rực rỡ...

Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân nhận xét “Tiếng vọng/ Bản ngã” là một bộ sưu tập mang bộ ba TÂM – NHẠC – HỌA. TÂM ở đây “là trái tim – trung tâm mỹ cảm yêu thương và tâm linh. NHẠC là “âm thanh và nhịp điệu, cảm quan duy nhất gắn kết hòa tan không gian với thời gian thành một thể”. HOẠ là “sự sinh trưởng một “cơ thể hội họa” dung chứa linh hồn tâm - nhạc”.

Còn họa sĩ Vũ Hồng Nguyên, Giám tuyển triển lãm thì nhận định: "Tôi lưu tâm tới một ý trong suy tư của Sơn: “Kỷ niệm là thứ rất lạ, nó sinh ra ở quá khứ và tái sinh ở hiện tại” - Đúng vậy! Đó chính là tiếng vọng của bản ngã. Trên con đường nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn cần phải đi một mình, một mình không phải là sự cô độc, một mình là sự tích cực, một mình tự mang một vẻ đẹp, một mình có sự rực rỡ trong nó - sự hiện diện bản thể của người nghệ sĩ sẽ xuất hiện, khi đó"tự thân hành trình là đích" đến (Osho). Trong hành trình lần này Nguyễn Sơn đã bình thản nhẹ chạm đến đích của mình!”.

Họa Nguyễn Sơn sinh năm 1974 tại Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã có nhiều triển lãm tổ chức trong và ngoài nước; từng đạt Giải Nokia Art Future Asean Pacific và Giải Philip Morris - hai giải thưởng mỹ thuật quan trọng của giới hoạ sĩ chuyên nghiệp khu vực Đông Nam Á.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Nguyễn Sơn và tiếng vọng từ bản ngã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO