Kết nối cung cầu, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Hải Linh/Công Thương| 25/09/2019 07:57

Sự chủ động của các địa phương trong tổ chức kết nối cung - cầu không chỉ giúp giải quyết "bài toán" đầu ra cho sản phẩm địa phương mà còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được với hàng hóa chất lượng tốt, giá thành hợp lý.

Khai thác lợi thế

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 8 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 3.215,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng trưởng 2 con số này luôn được duy trì ổn định từ đầu năm tới nay. Có được kết quả trên không thể không kể tới những nỗ lực của ngành Công Thương trong đầu tư hạ tầng thương mại, tạo cơ chế thông thoáng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Đặc biệt, công tác kết nối cung - cầu được Sở Công Thương các địa phương thực hiện rầm rộ, đạt hiệu quả tốt và khai thác được thế mạnh riêng của từng tỉnh, thành phố.

ket noi cung cau khoi thong dong chay hang hoa
Nhiều hội nghị kết nối cung - cầu được các địa phương tổ chức

Thái Bình là một điển hình, những năm qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình luôn chủ động tổ chức các hoạt động liên kết thương mại với các địa phương trên cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh… nhằm đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, chợ đầu mối… Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ được tổ chức định kỳ hàng năm, thu hút trên 25.000 lượt người trong và ngoài tỉnh đến tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết, tham quan, mua sắm… là kênh tiêu thụ hàng hóa tốt. "Thương mại, dịch vụ của Thái Bình đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm sau cao hơn năm trước; xuất khẩu hàng năm đạt trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, thương mại, dịch vụ hiện chiếm khoảng 35,94% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh" - ông Phạm Ngọc Kế - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình - cho biết.

Tương tự, do có lợi thế tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Lạng Sơn trở thành cầu nối xúc tiến xuất khẩu hàng hóa không chỉ của Việt Nam mà còn của ASEAN sang thị trường Trung Quốc. Ông Nguyễn Công Trưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho hay, Lạng Sơn chủ động liên kết với Quảng Tây tìm hiểu nhu cầu; đồng thời kết nối với các địa phương có nguồn hàng dồi dào để hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, nhất là nông sản. Hàng năm, Lạng Sơn luôn tổ chức các hội nghị kết nối giữa tỉnh Quảng Tây, doanh nghiệp (DN) Trung Quốc với các tỉnh, thành phố và DN Việt Nam để tìm tiếng nói chung trong cung - cầu hàng hóa. Tỉnh cũng kêu gọi DN và các địa phương trên cả nước tới Lạng Sơn tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông, trồng cây nông - lâm nghiệp ăn trái, thương mại, dịch vụ.

Khắc phục điểm yếu về hạ tầng

Dù đã được đánh giá cao về tốc độ cũng như sự ổn định tăng trưởng, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhận định, thương mại, dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại còn phân tán, chưa được đầu tư thỏa đáng và logistics còn cách xa so với yêu cầu dẫn tới mối liên kết giữa các địa phương trong phát triển thương mại, dịch vụ còn lỏng lẻo.

Trước những hạn chế trên, mỗi địa phương đều có giải pháp riêng. Theo đó, Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện chính sách phục vụ hoạt động logistics xuất khẩu; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đa dạng loại hình dịch vụ logistics theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao. Hưng Yên đưa vào hoạt động sàn giao dịch điện tử hỗ trợ DN giao dịch, mua bán hàng hóa; dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin thương mại, đáp ứng yêu cầu của DN về thông tin thị trường, giá đối với các mặt hàng nông sản nói chung, các loại quả đặc sản của tỉnh nói riêng…

Với vai trò dẫn dắt, Bộ Công Thương đã có những định hướng giải pháp khắc phục những bất cập trên. Bộ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý trong phát triển hạ tầng thương mại, bổ sung các chính sách theo hướng tạo đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu thương mại; phối hợp với đối tác nước ngoài hỗ trợ DN phát triển thiết kế và thương hiệu, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm...; tiếp tục hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về khu vực nông thôn. Đặc biệt, Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ giúp ngành dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ hơn.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 10 năm qua, đã có hơn 1.000 hội nghị kết nối cung - cầu do Sở Công Thương các địa phương trên cả nước tổ chức; trên 50 hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa sản xuất trong nước cấp vùng, miền đã khơi thông đáng kể dòng chảy hàng hóa.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Nghệ An đề nghị công nhận Bia Ma Nhai là Bảo vật quốc gia
    Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An - cho biết sở đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là bảo vật quốc gia.
  • Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
  • Đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre": Sự giao thoa độc đáo giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại
    Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
  • Sắp ra mắt Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
  • NSƯT Xuân Hinh được tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì đóng góp cho văn hóa nghệ thuật Kinh Bắc
    Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025
    Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Kết nối cung cầu, khơi thông dòng chảy hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO