Sự kiện & Bình luận

Kết nối cơ hội đầu tư, kinh doanh Việt Nam – Pháp

Ngân Hà 13:40 15/04/2023

Sáng 15/4, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp được tổ chức với chủ đề: “Kết nối cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; doanh nghiệp với địa phương; địa phương với địa phương hai nước Việt Nam - Pháp”.

z4266648829992_fa5264c9de2130ae20b82879b3991295.jpg
Toàn cảnh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp do UBND thành phố Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) chủ trì tổ chức là sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12, được tổ chức từ ngày 13- 16/4 tại Hà Nội.

Với sự tham dự của hơn 500 đại biểu, diễn đàn là cơ hội cho các bên trao đổi các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đầu tư, góp phần thúc đẩy quan hệ “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy”; củng cố và tăng cường mối quan hệ sẵn có, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các đối tác mới của các địa phương Việt Nam và Pháp.

z4266648934599_3a8af38898cc6e3ce8898829189cb855.jpg
Các Đại biểu tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp.

Phát biểu khai mạc sự kiện, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thông tin: Hợp tác giữa các địa phương (còn gọi là hợp tác phi tập trung) Việt Nam - Pháp được đặt nền móng từ năm 1989. Lũy kế tới nay, Hà Nội đã thu hút khoảng 494,4 triệu USD vốn FDI từ Pháp. Trong đó, năm 2022 thu hút khoảng 7,8 triệu USD vốn FDI và trong 03 tháng đầu năm 2023 thu hút thêm 0,92 triệu USD.

z4266648862121_687eacc46c13a6b930b5cb0c5e712fa1.jpg
Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc sự kiện.

Phát biểu về tình hình hợp tác và cơ hội hợp tác phát triển Pháp – Việt Nam, ông NicolasWarnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết: Sự gần gũi giữa Pháp và Việt Nam bắt nguồn từ một lịch sử chung; nhưng trên hết là mong muốn chung được cùng nhau hợp tác, duy trì và phát triển các liên kết, trao đổi, mối quan hệ sâu sắc trong mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ. Cũng giống như hợp tác Pháp - Việt, chương trình kỷ niệm 50 năm bao gồm nhiều lĩnh vực như văn hóa, di sản, khoa học và đổi mới, y tế, nghệ thuật sống, và tất nhiên là cả kinh tế.

z4266648810495_90940d607da280acc5d911acc2bd7fcd.jpg
Ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ: Việt Nam và Pháp có mối quan hệ đối tác chiến lược hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Trên cơ sở đó, các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại được thúc đẩy và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

z4266188681363_d0d4401382f735eea0ce4ad39c22c290.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định: "Hai nền kinh tế có tính chất bổ trợ lẫn nhau và còn nhiều tiềm năng cùng dư địa để thúc đẩy hợp tác".

Cụ thể, về đầu tư: Đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư của Pháp tại Việt Nam đạt trên 3,8 tỷ USD, đứng thứ 16/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư sang Pháp với tổng số vốn trên 73 triệu USD.

Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Pháp năm 2022 đạt 5,33 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt 3,7 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp đạt 1,63 tỷ USD.

Về hỗ trợ phát triển (ODA), Pháp là một trong những nước cung cấp ODA sớm nhất và dẫn đầu châu Âu về vốn cam kết, với mức vốn trung bình tăng đều qua các năm và đạt con số hơn 100 triệu Euro/năm kể từ 2002.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng khẳng định Việt Nam có những lợi thế lớn là: (1) Chính trị ổn định; (2) Tăng trưởng kinh tế cao; (3) Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; (4)Chi phí sản xuất cạnh tranh; (5) Thị trường tiềm năng; (6) Hội nhập quốc tế sâu rộng; (7) Chính sách mở với nhiều ưu đãi cạnh tranh; (8) Vị trí địa lý chiến lược phù hợp cho sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phiên diễn đàn với nhiều nội dung trao đổi quan trọng xoay quanh tình hình hợp tác và cơ hội hợp tác phát triển Pháp – Việt Nam; Giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư kinh doanh của Việt Nam; Tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam; Tình hình đầu tư, kinh doanh của Việt Nam vào Pháp; Giới thiệu về môi trường, chính sách đầu tư kinh doanh của các địa phương Việt Nam và Pháp,...

Bà Anne Louise Mesadieu, thành viên Hiệp hội quốc tế các vùng nói tiếng Pháp AIRF, Ủy viên Hội đồng vùng Ile-de-France cho biết: Đối với các tỉnh của Việt Nam, tham gia hoạt động của AIRF sẽ cho phép: (1) Doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất và hình thành quan hệ đối tác với các doanh nghiệp khác thuộc không gian Pháp ngữ (Pháp, Ma-rốc, Bờ Biển Ngà,vv…); (2) Doanh nghiệp mở rộng tầm quan hệ ra các nước Pháp ngữ tại châu Phi và châu Âu, tăng cường tiềm năng phát triển thị phần mới của các doanh nghiệp; (3) Phát huy năng lực tiếng Pháp của cán bộ; (4) Tham gia vào các chương trình hợp tác liên khu vực về các chủ điểm như qui hoạch lãnh thổ, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển du lịch sinh thái…; (5) Phát huy văn hóa Việt trong không gian văn hóa Pháp ngữ, đặc biệt trong khuôn khổ trao đổi văn hóa với các địa phương thành viên khác.

Kết thúc phiên diễn đàn, Hội nghị chuyển sang phiên kết nối với 3 phiên được tổ chức song song. Tại đây diễn ra hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa chính quyền với chính quyền (G2G), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong đó, UBND thành phố Hà Nội tham gia phiên kết nối với Hiệp hội quốc tế các vùng nói tiếng Pháp AIRF và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp ABVietfrance về phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp thông qua việc thiết lập, thúc đẩy quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực giữa chính quyền, doanh nghiệp, đối tác của các địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Kết nối cơ hội đầu tư, kinh doanh Việt Nam – Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO