Huỳnh Trọng Khang và niềm say mê chinh phục văn chương

Nguyễn Hà Phương Thảo| 14/07/2022 12:15

Huỳnh Trọng Khang sinh năm 1994, ở Châu Đốc, An Giang. Ngay sau cuốn tiểu thuyết đầu tay “Mộ phần tuổi trẻ” (ra mắt bạn đọc năm 2016), nhà văn 9X này tiếp tục chinh phục con đường văn chương bằng cả niềm say mê và sự trân trọng độc giả

Huỳnh Trọng Khang  và niềm say mê  chinh phục văn chương
Nhà văn Huỳnh Trọng Khang
Từ cuốn sách ở tuổi đôi mươi
6 năm về trước, khi đang là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Huỳnh Trọng Khang đã trình làng bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Mộ phần tuổi trẻ”. Cuốn sách mở ra một thời đại hippie ở Sài Gòn những thập niên 60 của thế kỷ trước, những tuổi trẻ nông nổi, ngập ngụa trong men rượu để trốn chạy thực tại đầy phũ phàng, đầy mất mát. Thời gian trong tiểu thuyết, như nhà văn chia sẻ, được anh lựa chọn lùi xa thời bản thân sống một chút để ngắm nhìn và chiêm nghiệm rõ hơn.
Đặt mình vào bối cảnh Sài Gòn những năm tháng cũ, để viết về những thanh niên ở thời đại đó, hẳn Khang có nhiều duyên cớ. Quả vậy, Huỳnh Trọng Khang kể, khi mới bước chân vào làng văn, như bao cây bút trẻ khác anh cũng từng băn khoăn rằng sẽ viết về cái gì.
Chọn viết về lịch sử - một đề tài “khó nhằn” đối với những cây bút trẻ, Huỳnh Trọng Khang đã phải đối mặt với nhiều khen chê ngay từ “trái ngọt” đầu tiên này. Anh nhớ khi ấy trong buổi giao lưu về tác phẩm “Mộ phần tuổi trẻ” ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Khang đã nhận được nhiều lời chúc mừng. Nhưng không phải chỉ toàn là lời động viên đơn thuần để khích lệ tinh thần một tác giả trẻ mà còn có cả lời nhắc nhở để người viết nghiêm túc, cẩn trọng hơn trên con đường văn chương. Và với Khang, bên cạnh lời nhắc nhở ấy thì những lời khen, đặc biệt là Giải thưởng Sách hay được trao năm 2017 ở hạng mục “Phát hiện mới” cho tác phẩm đầu tay này cũng đã tiếp thêm động lực cho anh trên chặng đường văn chương đầy nhọc nhằn, gian khó. 
Huỳnh Trọng Khang chia sẻ, sau một thời gian gắn bó với nghiệp viết anh nghiệm ra rằng:“Sáng tác thì lúc nào cũng đòi hỏi một sự cô đơn, sự một mình nhất định, cho nên cho dù có nhận được sự động viên, hay bị chê bai, phản biện thì quan trọng là mình phải tỉnh táo để hoàn thành công việc mà mình bắt đầu”. Đối với Huỳnh Trọng Khang, viết là một việc hết sức riêng tư, cá nhân. Mọi khen ngợi hay phê bình đối với anh đều là sự động viên tinh thần, rằng con đường này dẫu cô độc nhưng vẫn còn đó những độc giả, những nhà phê bình quan tâm đến tác phẩm của mình. 
Gần 2 năm sau khi “Mộ phần tuổi trẻ” ra mắt, năm 2018 Huỳnh Trọng Khang lại trình làng cuốn tiểu thuyết “Những vọng âm nằm ngủ”. Ở tác phẩm này một lần nữa bối cảnh Sài Gòn trước năm 1975 được Khang lựa chọn như một cách nhìn lại quá khứ, trải nghiệm những gì đã trải qua. Tuy không phải là tiểu thuyết lịch sử mà chỉ lấy những sự kiện trong quá khứ làm bối cảnh, nhưng Khang cũng đã cố gắng để có thể “nhào nặn hiện thực theo những cứ liệu lịch sử” một cách hợp lý nhất, từ đó chuyển tải những thông điệp của mình.
Có độc giả khi đọc tác phẩm của Khang chia sẻ rằng họ “có thể mường tượng ra số lượng đồ sộ sách văn học, lịch sử, triết học, khoa học, Đông và Tây, kim và cổ mà tác giả đã đọc, cũng như sự trưởng thành trong suy nghĩ so với các bạn cùng lứa”. Với Khang, điều này hoàn toàn chính xác bởi để có được những trang viết  “nhuần nhuyễn như cuộc đời” ấy là biết bao đau đáu, biết bao những chắt chiu gom nhặt, bền bỉ tích lũy tư liệu, và cả một nguồn cảm hứng sáng tạo về lịch sử luôn ăm ắp trong anh.
Huỳnh Trọng Khang  và niềm say mê  chinh phục văn chương
Một số tác phẩm của cây bút trẻ Huỳnh Trọng Khang.

Vẫn miệt mài bước tiếp 
Sau hai cuốn tiểu thuyết viết ở tuổi đôi mươi đều lấy bối cảnh từ lịch sử chiến tranh, Huỳnh Trọng Khang vẫn tiếp tục gắn bó với những con chữ và không ngừng tìm kiếm, đổi mới lối đi của mình trong văn chương với mong muốn tạo một chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả. Anh không o ép, bắt buộc mình phải hướng đến một thể loại cụ thể nào mà cho rằng: “Mỗi giai đoạn khác nhau, tác giả sẽ có những mối quan tâm khác nhau”. 
Huỳnh Trọng Khang luôn hướng bản thân đến sự đa dạng về thể loại, bởi thế ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn anh còn viết sách cho thiếu nhi và thơ, viết các bài phê bình văn học nghệ thuật cho các báo, tạp chí. Không ồn ào, khoa trương, Huỳnh Trọng Khang lặng lẽ thực hiện đam mê của mình, dồn tâm sức trong từng trang viết. 
Gần đây nhất, vào cuối năm 2021, Huỳnh Trọng Khang ra mắt tập truyện ngắn “Phật trong hẻm nhỏ”. Cuốn sách được ví von là “một bộ sưu tập những bức tiểu họa về đời sống”. Với độc giả đã quen thuộc lối văn chương của Huỳnh Trọng Khang hẳn sẽ có chút ngạc nhiên, bởi tác giả đã bắt đầu con đường văn chương của mình bằng hai tiểu thuyết lấy bối cảnh Sài Gòn xưa. Nhưng tập truyện ngắn này lại là những câu chuyện mang hơi thở hiện đại của cuộc sống. 13 truyện ngắn của “Phật trong hẻm nhỏ” là những góc khuất của xã hội, những con người đến từ nhiều tầng lớp khác nhau và cả những câu chuyện lấy bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đó là một vùng đất bị hạn hán đe dọa (Châu Thổ); là những con người không Tổ quốc sống bên rìa thế giới (Mép rìa); là những cuộc đời vô vị, lóe lên chút hạnh phúc mong manh (Chiếc muỗng) hay những người chưa sẵn sàng, hoang mang đối diện với dịch bệnh (Đêm đầu tiên trên địa cầu)…
Có thể nói, Covid-19 giống một chất xúc tác mang lại đề tài, cảm xúc cho các nhà văn, đó cũng là một duyên cớ để Huỳnh Trọng Khang đưa các nhân vật trong truyện của mình có cơ hội nhìn lại bản thân và các mối quan hệ.“Tôi thử lấy những trải nghiệm, cảm xúc của mình, đặt vào nhân vật, và đến lượt mình tôi cũng được trải nghiệm cách sống nhiều cuộc đời khác nhau, nhiều số phận khác nhau trong quá trình viết các tác phẩm” - Huỳnh Trọng Khang chia sẻ. 
Khi được hỏi liệu anh có quay lại với những tác phẩm mang tinh thần của lịch sử nữa hay không, Huỳnh Trọng Khang đáp lại đầy giản dị: “Tôi sẽ trở lại với quá khứ một hay nhiều lần nữa” nhưng song song với đó là sự trở lại của những cuốn sách có không gian đương đại hơn. 
Huỳnh Trọng Khang không muốn mình bị gán nhãn “nhà văn viết về lịch sử hay chiến tranh”. Những gì đang diễn ra trong cuộc sống ngày hôm nay và tương lai là điều anh muốn hướng tới. Tương tự như cách anh nhắc tới Stanley Kubrick - một đạo diễn tài ba mà “người ta không thể dán nhãn lên sự nghiệp của ông riêng một thể loại hay đề tài nào, ông đã làm những phim có bối cảnh trước Công nguyên và cả những phim khoa học viễn tưởng, có phim kinh dị và cả phim chiến tranh”.
Sau “Phật trong hẻm nhỏ”, Huỳnh Trọng Khang cho hay anh đang tiếp tục bắt tay vào viết một tác phẩm mà anh đã dự định và ấp ủ từ lâu. Hy vọng, tác phẩm sẽ sớm “nên dáng, nên hình” để ra mắt bạn đọc trong một thời gian không xa. Và hi vọng cây bút trẻ thế hệ 9X này cũng sẽ tiếp tục ghi dấu ấn trên con đường văn chương mà anh lựa chọn.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Huỳnh Trọng Khang và niềm say mê chinh phục văn chương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO