Nằm bên bờ sông Mai Giang xứ Nghệ, bãi bồi một phần của nhà tôi được bù đắp phù sa mát rượi. Thích nhất vẫn là cây cối mọc um tùm quanh năm hoa trái, rau củ loại gì cũng có. Vào những năm của thập niên 80, cuộc sống thời tem phiếu thiếu thốn. Không riêng gì nhà tôi mà hầu như trong làng, xã mọi người đều phải tằn tiện chi tiêu, cân đối từng bữa ăn. Mẹ tôi lớn lên từ ruộng, quanh năm chân tay lấm láp bùn đất, nhưng lại rất giỏi nội trợ.
Từ những thứ có sẵn vườn nhà, khoanh đất be bé ở bãi bồi mẹ tỉa hạt, trồng cây, tưới tắm, tự “tăng gia sản xuất” để lấy lương thực cho cả gia đình. Từ lương thực có sẵn mẹ chế biến không biết bao nhiêu là món. Từ khoai ngào, chè đậu, canh sắn, lạc rim… Khi nhớ tới năm tháng thiếu thốn ấy, không hiểu sao tôi lại nhớ rất nhiều tới món rau sắn muối chua của mẹ.
Trong vườn, có mô đất cao hơn, mẹ dành để trồng sắn. Cũng tầm độ này, tháng sáu, tháng bảy, khi những cơn mưa mùa hạ ào ạt xối xuống sắn bắt đầu mọc lên xanh um. Mưa tạnh, mẹ ra vườn hái lá sắn. Lá sắn sau mưa sẽ bớt đi được vị chát, đắng. Mà không phải loại sắn nào cũng lấy lá muối dưa được. Lá sắn muối dưa phải là lá sắn nếp, không quá già cũng không quá non. Nếu già, dưa sắn sẽ dai, còn chọn lá non, khi muối sẽ nhanh bị nẫu, không để được lâu. Lá sắn muối chua, nếu có thời gian nên phơi một nắng, hoặc cắt khúc, rửa sạch và vò sơ qua. Kiểu muối dưa sắn cũng gần giống như muối dưa cải: Nấu nước sôi để nguội cho vào hũ sành, rải một lớp rau sắn đến một lớp muối, cứ lần lượt như vậy cho đến khi đầy hũ. Đậy kín nắp, khoảng một tuần là ăn được.
Ngày ấy nhà nghèo nên đến cả bữa canh cá nấu rau sắn chua mỗi tháng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là những lần tát ao, ra chợ mua dăm ba con cá rô đồng. Còn không, bữa ăn chỉ có bát rau sắn muối chua kèm bát nước mắm chanh tỏi ớt. Sang hơn một chút, thì có lạng thịt mỡ xào với rau sắn. Gắp miếng rau sắn cho vào miệng, vị nồng nồng của sắn, chua giòn kèm theo vị ngậy của thịt mỡ, mang đến một cảm giác khó tả tận đầu lưỡi. Ăn với cơm nóng, ngon đến độ ăn một bát lại muốn xới bát thứ hai. Mẹ nhìn chúng tôi ăn cơm với dưa rau mà đùa rằng: “Rau sắn tốn cơm quá tụi bay!” Còn chúng tôi thì nhìn mẹ cười vang.
Bây giờ dù mẹ đã già, cuộc sống khá lên nhiều nhưng mẹ vẫn hay làm dưa sắn muối, bởi cả nhà chúng tôi đều thích ăn. Tôi thì như “bắt được vàng” mỗi khi về quê, bất ngờ thấy mẹ chuẩn bị sẵn một hũ dưa sắn thật to dành cho tôi mang lên phố. Chuyện xưa, chuyện nay, chuyện về những hũ dưa sắn muối chua vẫn không bao giờ khiến tôi thôi nhung nhớ!
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nhân kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà.
Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và thông tin tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội quý IV năm 2024 tới các đội ngũ văn nghệ sỹ Thủ đô. Hơn 300 đại biểu đại diện cho văn nghệ sỹ Thủ đô thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tham dự Hội nghị.
Sau thành công vang dội tại thị trường Hàn Quốc, “Hear me: Our Summer” sẽ chính thức được công chiếu tại Việt Nam với cái tên “Yêu em không cần lời nói”.
Ngày 17/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Công ty Advanced Business Events (ABE)-Cộng hòa Pháp tổ chức hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum 2024).
Năng động, sáng tạo, luôn hết mình với công việc là những điều mà các thế hệ học sinh, phụ huynh và tập thể giáo viên nhà trường nói về nhà giáo Lê Thị Thu Hường, Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng trường THCS Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội).
Đậu phụ là món ăn bình dân, quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Làm đậu phụ không khó, nhưng để trở thành đặc sản gắn với mảnh đất Thăng Long – Hà Nội thì chỉ có đậu phụ của làng Mơ Táo (nay thuộc phường Mai Động, quận Hoàng Mai). Tuy đời sống có nhiều đổi thay nhưng đến nay đậu phụ Mơ vẫn là món ngon không thể thiếu của ẩm thực đất Kinh kỳ.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Quốc gia - di sản văn hóa thế giới, di tích Văn Miếu và Quốc Tử Giám sẽ được Thừa Thiên Huế đầu tư tu bổ, phục hồi trong thời gian tới.
Bí thư Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và các năm tiếp theo, Thị xã đẩy mạnh xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện” như “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.
Thực hiện Kế hoạch số 284-KH/TU ngày 29/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 16/12, các chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn thị xã Sơn Tây tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa "Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 16/12, tất cả các chi bộ thuộc Đảng bộ quận Hoàng Mai đồng loạt tổ chức sinh hoạt chính trị chuyên đề để nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa có Báo cáo nhanh Tình hình triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” (tính đến 10 giờ 30, ngày 16/12/2024). 100% các quận, huyện, thị ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng đăng ký lịch sinh hoạt chuyên đề lớn này.
Hôm nay, các Đảng uỷ, Chi bộ trong Quận Tây Hồ triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại các chi bộ thuộc 8 phường trên địa bàn quận.