Hội nghị Văn hóa toàn quốc và những thông điệp quan trọng

KTĐT| 21/11/2021 11:24

Ngày 24/11, Ban Bí thư T.Ư Đảng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, TP và một số bộ, ngành. Nhiều người kỳ vọng, thông qua hội nghị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa.

Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, yêu cầu cũng như nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn quốc là phải phát triển văn hóa và con người Việt Nam, khơi dậy được khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường.
Diễn ra vào thời điểm quan trọngNăm 2021, đất nước có nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 10 năm mà Nghị quyết Đảng đã xác định. Ngoài ý nghĩa là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đảng, tình hình trong nước và thế giới có những thuận lợi và thách thức đan xen. Đơn cử, đất nước đang phải đối mặt với dịch Covid-19, từ tháng 4/2021, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã gây ra cho đất nước chúng ta nhiều thiệt hại rất lớn, trong đó có ngành VHTT&DL.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự đồng lòng, đồng sức của Nhân dân, đến thời điểm này, đất nước đã từng bước kiểm soát đẩy lùi dịch bệnh, bước vào trạng thái bình thường mới theo hướng thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt, hiệu quả.Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Năm 2021, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Chính vì vậy, tổ chức hội nghị lần này có mục tiêu quan trọng xuyên suốt là triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về văn hóa. Đây là một trong những nhiệm vụ của tất cả các tổ chức Đảng dưới sự điều hành lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Vì vậy, hội nghị này được diễn ra vào thời điểm quan trọng. Theo ông Hùng, hội nghị này có tính chất lịch sử.Trọng tâm xuyên suốt của Hội nghị Văn hóa toàn quốc là dẫn luận, hệ thống lại quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa dựa trên đường lối của Đảng, đặc biệt tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề văn hóa, tư tưởng của Hồ Chí Minh được xác định là kim chỉ nam cho hành động.Hội nghị cũng nhìn lại một cách sâu sắc hơn 35 năm dưới sự đổi mới của Đảng về lĩnh vực văn hóa đã đạt được những thành tựu, khó khăn gì, rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để từ đó có được nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đẹp. Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: “Từ nhận thức có tính chất hệ thống về các quan điểm, đường lối của Đảng, nhìn lại thực tiễn 35 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, ở góc độ văn hóa, yêu cầu đặt ra là phải xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là gì. Trên một trục xuyên suốt đó là phải phát triển văn hóa và con người Việt Nam, khơi dậy được khát vọng xây dựng đất nước của chúng ta hùng cường. Đó là yêu cầu cũng như nội dung của hội nghị”.Tăng cường hội nhập, giao lưu văn hóaTheo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: “Chiến lược văn hóa trong những năm tới của Bộ VHTT&DL là cố gắng tìm kiếm, tháo gỡ những vấn đề khó khăn để đưa chiến lược vào hoạt động”.Đầu tiên là nâng cao nhận thức một cách đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng để tuyên truyền, xây dựng, phát triển văn hóa. Thứ hai, thay vì làm văn hóa sẽ chuyển sang Quản lý Nhà nước về văn hóa bằng việc hoàn thiện về thể chế, chính sách và công cụ. Thứ ba là xây dựng môi trường văn hóa để tạo ra động lực phát triển cho đất nước, vừa toàn thiện nhưng phải có điểm nhấn. Thứ tư là nâng cao chất lượng hoạt động hiệu quả của văn hóa.Điểm tiếp theo là tôn tạo những di sản văn hóa Việt Nam. Đó là những báu vật quốc gia, do thiên nhiên đã kiến tạo. Văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, văn hóa vùng miền có tính đặc trưng, hun đúc truyền thống ngàn năm của dân tộc phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy.Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho hay: “Lâu nay một biểu hiện trong nhận thức, đó là văn hóa chỉ là văn nghệ hay văn hóa là nghệ thuật. Điều này đúng nhưng không đủ. Vì vậy phải tập trung cho các nhóm ngành văn hóa. Tất nhiên lĩnh vực này chưa đạt được những yêu cầu cho chiến lược đặt ra là sắp tới khi triển khai phải đạt 7% GDP. Nhìn ra các quốc gia, họ đang phát triển văn hóa, Hàn Quốc, Nhật Bản là những điển hình và chúng ta cũng có điều kiện để làm”.Bộ trưởng Bộ VHTT&DL nhấn mạnh, chúng ta phải hội nhập, tăng cường giao lưu; quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Đó là các tuần văn hóa, ngày văn hóa nhưng lần này trong quan điểm hội nhập, chúng tôi nhấn mạnh nhiều hơn những kiều bào Việt Nam. Đồng thời, cũng phải biết tiếp thu, chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại. Quan điểm của Đảng nói rất rõ là xây dựng con người sáng tạo, đủ kỹ năng để hội nhập quốc tế và hội nhập nhưng không hòa tan.Một điểm tiếp theo là tạo nguồn nhân lực. Bởi, để làm văn hóa phải có đội ngũ, bao gồm người quản lý văn hóa, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ… Xét lại đội ngũ cơ cấu thì chúng ta chưa hoàn thiện, tất nhiên không chỉ văn hóa mà tất cả các lĩnh vực khác. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực xây dựng, nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung thực hành tốt công việc, trong đó có yêu cầu với cán bộ giảng dạy trên tinh thần tự soi, tự xử và trên tinh thần đi đầu, thực hiện chủ trương nêu gương của Đảng và Nhà nước.Sau hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho hay: Chúng ta phải thực hiện triển khai giá trị con người Việt Nam mà nghị quyết của Đảng đề ra, đó là con người yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, có khát vọng xây dựng đất nước và sáng tạo. Nhưng không thể xây dựng con người theo hướng chỉ có một số giải pháp đặt con người trong tổng thể vừa là nhân vật trung tâm, vừa là chủ thể xây dựng văn hóa và ngược lại. Văn hóa hình thành nên những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, con người của thời đại hội nhập, con người giữ được những bản sắc văn hóa. Đó chính là những điểm chúng ta đang kỳ vọng ở Hội nghị này.
"Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu dài của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng, cần phải được thực hiện một cách kiên trì, thận trọng. Chính vì thế, việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa, cũng như là cơ hội để huy động trí tuệ tập thể của đội ngũ văn nghệ sĩ, hiến kế phát triển văn hóa là hết sức cần thiết.
Sau hội nghị này, chắc chắn các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn cũng như các ý kiến tâm huyết sẽ thể chế hóa, giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội." - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV - Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn

"Di sản văn hóa là một loại tài nguyên. Khác với tài nguyên vật chất, càng khai thác càng mất đi, di sản văn hóa càng khai thác càng dầy dặn, phồn vinh, góp phần trách nhiệm xây dựng một thế giới đa dạng bản sắc văn hóa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc và những thông điệp quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO