Ngọn gió heo may đầu mùa trong sắc nắng vàng dìu dịu nhẹ nhàng lướt qua kẽ lá những tán cây cổ thụ trên đường phố. Thu đã về. Hà Nội mùa thu có vẻ đẹp riêng và quyến rũ lòng người. Cảnh sắc mùa thu dịu dàng thơ mộng và đẹp hơn các mùa khác trong năm. Đẹp nhất có lẽ là hồ Hoàn Kiếm lãng đãng khói sương trong buổi sớm mai khi ta dạo bước quanh hồ hít thở không khí trong lành của mùa thu mới.
Ai đã từng đặt chân đến Thủ đô mà không đến hồ Gươm thì coi như chưa đến… Hà Nội. Thật vậy cho dù hồ Hoàn Kiếm chưa phải thắng cảnh đẹp lộng lẫy độc nhất vô nhị của Thủ đô và đất nước nhưng những nét đẹp của hồ lại sâu thẳm, ý nhị và phải rất tinh tế mới có thể cảm nhận được. Nước hồ bốn mùa xanh lục nên ngày xưa mới có tên là hồ Lục Thủy. Hà Nội có rất nhiều hồ, ví như hồ Tây cũng là thắng cảnh nhưng nước trong xanh màu da trời.
Chuyện kể rằng: Sau khi đánh tan giặc phương Bắc xâm lược – Vua Lê ngự thuyền Rồng trên hồ Lục Thủy. Rùa thiêng nổi lên nhận kiếm thần vua trả khi đất nước thanh bình và cũng từ đây hồ Lục Thủy được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Và Cụ Rùa vẫn sống mãi với thời gian, chứng kiến nhiều sự đổi thay đi lên của non sông đất nước, của đất Tràng An ngàn năm văn hiến, của Thăng Long – Hà Nội thay da đổi sắc từng tháng từng năm…
Hồ Gươm là trái tim của Hà Nội – như một lẵng hoa đẹp giữa lòng Thủ đô, ít nơi nào có được. Nằm ở trung tâm hồ là Tháp Rùa rêu phong cổ kính nghiêng bóng soi xuống gương hồ và huyền ảo trong những đêm trăng thu. Những ngày đông sương giăng mặt nước, Tháp Rùa mờ ảo ẩn hiện thấp thoáng sau hàng liễu rủ thướt tha trong gió Đông.
Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc bốn mùa rợp bóng si già mang vẻ đẹp cổ kính và sang trọng hiếm có. Đây là chốn linh thiêng thờ thánh nhân đã có công lớn dựng nước và giữ nước. Trên cột đền còn có đôi câu đối: “Khí thiêng kiếm có, sáng như nước/ Trời đất văn gần, thọ tựa non”. Ngày ngày khách thập phương tấp nập đến lễ đền cầu mong nước thái dân an, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc tràn đầy, làm ăn phát đạt…
Cầu Thê Húc cong cong mềm mại sắc đỏ nối bờ với đảo. Trên cầu, những tà áo dài thiếu nữ thướt tha trong gió soi mình xuống mặt nước long lanh in bóng mây trời mới đẹp làm sao.
Tháp Bút – Đài Nghiên viết lên trời xanh tinh hoa hồn nước - biểu tượng của nền văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam, của Thăng Long - Hà Nội. Là một công trình vô giá trong quần thể đền Ngọc Sơn – hồ Hoàn Kiếm.
Ven hồ cây xanh quanh năm tỏa bóng với những sắc hoa rực rỡ… dưới tán cây là thảm cỏ mượt “như nhung”. Không đâu có hàng liễu “thả suối tóc” thướt tha trong gió thu và soi bóng xuống gương hồ kiêu sa kỳ ảo. Hè về phượng vĩ “thắp lửa” hồng và râm ran tiếng ve kêu trong vòm lá. Thu về lãng đãng khói sương giăng là là mặt nước, quả là cảnh sắc thiên nhiên ban tặng. Cây lộc vừng thả những dây hoa phơn phớt hồng như những chấm lửa xuống mặt hồ đung đưa trong gió.
Du khách trong nước và nước ngoài đến Hà Nội không thể bỏ lỡ dịp may đến hồ chụp ảnh làm kỷ niệm. Nhiều nam thanh nữ tú ra bờ Hồ chụp ảnh cưới. Hạnh phúc lứa đôi hòa quyện với thiên nhiên thơ mộng mới đẹp và hạnh phúc biết nhường nào! Hồ Gươm xanh, sắc xanh mây biếc/ Liễu buông tóc tha thướt thu về/ Ôi! Sắc thu sao mà đẹp vậy/ Những thu xưa nối tiếp những thu nay.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Đúng 6 giờ 30 phút, tại đường Lê Duẩn, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) do Trung ương Đảng - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, chính thức diễn ra.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, với phần minh họa của họa sĩ Hồ Quốc Cường.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước.
Sáng 30/4/2025, Lễ chào cờ và cử Quốc thiều được tổ chức vô cùng thiêng liêng và đặc biệt tại Quảng trường Ba Đình lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài diễn văn quan trọng, ý nghĩa và sâu sắc tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra sáng 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh. Trong bài diễn văn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bất diệt!”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng đăng toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia
Sáng 30/4/2025, sau Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương. Chương 1 “Nỗi đau chia cắt và con đường thống nhất”; chương II “Mùa Xuân hòa bình”; chương 3 “Mùa Xuân của kỷ nguyên mới”, thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nhà triển lãm số 45 phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm "Tự hào một dải non sông". Triển lãm mở cửa đón công chúng tham quan từ nay đến hết ngày 4/5/2025.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các ngày lễ lớn 1/5, 7/5 và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị điện ảnh trên cả nước tổ chức hai sự kiện điện ảnh quy mô toàn quốc gồm: Đợt phim Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Tuần phim Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính nơi biên cương Tổ quốc, giữa đời sống giản dị mà giàu nghĩa tình của người lính và bà con dân bản, Đại tá, nhạc sĩ - NSƯT Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn trưởng Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng đã viết nên những bản tình ca mang dáng hình biên cương Tổ quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Sáng ngày 28/4/2025, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67, thuộc khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Triển lãm ảnh “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế" (lần 3) là một hoạt động đặc biệt trong chuỗi các sự kiện nhiếp ảnh của “Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam” lần thứ ba - Huế 2025.
Hàng chục tỉnh thành trong cả nước tham gia triển lãm “Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại TP Huế.
Tác phẩm "Bản hòa âm của gió" của tác giả Viên Kiều Nga vừa được NXB Hội Nhà văn phát hành vào tháng 1/2025. Với lối kể mộc mạc, trong trẻo, tác phẩm như một khúc nhạc nhẹ nhàng xoa dịu và chữa lành tâm hồn trẻ thơ.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.