Sự kiện & Bình luận

Hình thành thương hiệu du lịch mới của Thủ đô từ Festival Thu Hà Nội 2023

Quỳnh Chi 02/10/2023 15:08

Festival Thu Hà Nội (29/9 – 1/10/2023) tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, đã đem tới cho người dân và du khách những trải nghiệm sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung. Lễ hội đã góp phần hình thành thương hiệu du lịch mới của Hà Nội.

img_0010.jpg
Biểu diễn lân sư rồng tại Festival Thu Hà Nội.

Mỗi một mùa, một tháng trong năm, Hà Nội đều mang một màu sắc, một “cá tính” khác nhau. Bởi vậy, đặt chân đến Hà Nội ở những mùa khác nhau, mọi người có cảm nhận khác nhau về mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nhưng Hà Nội đẹp và nên thơ nhất vào mùa Thu và mùa Thu của Hà Nội đã đi vào thơ ca nhạc họa. Chỉ cần nghe câu hát Hà Nội ơi xanh xanh liễu rủ mặt hồ Gươm/ Cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng (Hà Nội đêm trở gió, sáng tác Trọng Đài) hay Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió/ Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua (Nhớ mùa thu Hà Nội, sáng tác Trịnh Công Sơn)… đã khiến mọi người ấn tượng về Thủ đô nói chung, mùa Thu Hà Nội nói riêng.

Trở lại với Festival Thu Hà Nội, mặc dù lần đầu tiên tổ chức nhưng lễ hội đã gặt hái được nhiều trái ngọt, “một mũi tên trúng nhiều đích”. Không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm bình thường đã nhộn nhịp, Festival Thu Hà Nội diễn ra lại càng tấp nập hơn, rộn ràng hơn. Dòng người nối đuôi nhau tham quan các gian hàng, “săn” các tour du lịch trong và ngoài nước được giảm giá từ các công ty du lịch, đơn vị lữ hành. Không chỉ vậy, đến với Festival Thu Hà Nội, những “tín đồ ẩm thực” được thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng của Thủ đô như phở, cốm, chả cốm, bún thang, chả cá, xôi Phú Thượng…

img_0262.jpg
Các "nghệ sĩ nông dân" biểu diễn tiết mục Ra đồng trích từ vở thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội.

Hà Nội đã, đang và ngày một phát triển, Thành phố của hòa bình và Thành phố sáng tạo của UNESCO. Festival Thu Hà Nội giúp tất cả nhận ra Thủ đô của Việt Nam có sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, đặc biệt giàu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề.

Màn biểu diễn Ra đồng trích từ vở thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ (Công ty Tuần Châu Hà Nội tổ chức sản xuất, biểu diễn vào tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần tại sân khấu thực cảnh cạnh chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) tại lễ hội đường phố “Thu Hà Nội, đến để yêu” của các “nghệ sĩ nông dân” huyện Quốc Oai, nhiều du khách không thể rời mắt. 54 “nghệ sĩ nông dân” múa hát tiết mục Ra đồng thuộc chủ đề “An vui” trong vở thực cảnh Tinh boa Bắc Bộ, tái hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp của những người dân vùng châu thổ sông Hồng xưa.

“Tôi rất ấn tượng với màn biểu diễn này. Trích đoạn nhỏ nhưng đậm nét văn hóa truyền thống với hình ảnh người dân kéo lúa, câu cá, các em nhỏ chơi ô ăn quan đầy sự gợi mở và tạo niềm háo hức với người xem. Gia đình tôi sẽ đặt vé xem trọn vẹn vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ vào tuần tới”, anh Lê Văn Mạnh, du khách đến từ quận 12, TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ.

img_0280.jpg
Nghệ nhân Phường rối Tế Tiêu trình diễn tích trò rối cạn trên phố đi bộ trước hàng ngàn du khách nhân lễ hội mùa thu lần đầu được Hà Nội tổ chức.

Chỉ trong khoảng thời gian 5 phút, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng, Chủ nhiệm Phường rối Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức), cùng các nghệ nhân phường rối lại gây ấn tượng với du khách dự Festival Thu Hà Nội khi trình diễn tích trò rối cạn đặc sắc, tạo hình nhân vật độc đáo và sinh động, kỹ thuật điều khiển con rối khéo léo.

“Cách tạo hình, điều khiển con rối và câu chuyện kể của các nghệ nhân rối cạn Tế Tiêu vừa được đem làm tôi ấn tượng. Tôi cho rằng đây là một sản phẩm du lịch văn hóa của Thủ đô nếu rối cạn được phát huy giá trị đúng cách”, chị Nguyễn Thị Hải Vân, du khách đến từ Bình Dương, bày tỏ. Trên thực tế, nghệ nhân Phường rối Tế Tiêu đã biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước tại quê hương Mỹ Đức nhiều năm qua, đồng thời rối cạn đã, đang là sản phẩm du lịch hàng đầu tại địa phương.

Ngoài ra, đặt chân đến Festival Thu Hà Nội, du khách níu chân trước những sản phẩm làng nghề đã trải qua hàng trăm năm tồn tại, được gìn giữ, phát triển đến hôm nay tại Thủ đô. Những sản phẩm làng nghề được giới thiệu và bày bán tại lễ hội có thể kể đến lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ); tăm hương Quảng Phú Cầu, áo dài Trạch Xá, nhạc cụ truyền thống Đào Xá (huyện Ứng Hòa), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm),…

img_1402.jpg
Du khách tham quan gian hàng cốm.
img_1406.jpg
Nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống được giới thiệu, bày bán tại Festival Thu Hà Nội đã níu chân du khách.

Thông qua các sản phẩm làng nghề truyền thống, Festival Thu Hà Nội không chỉ quảng bá “Hà Nội - đất trăm nghề” mà còn tạo cầu nối để các nghệ nhân, hộ gia đình có thêm “đầu ra”, gọi mời du khách đến du lịch làng nghề để tham quan, trải nghiệm.

Ước tính Festival Thu Hà Nội thu hút khoảng 80.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. Qua đây có thể khẳng định, Festival Thu Hà Nội đã thành công và là một sản phẩm du lịch, quảng bá văn hóa độc đáo làm phong phú hơn hành trình trải nghiệm của du khách tại Thành phố của hòa bình, văn hiến, hiện đại.

Cùng các giá trị di sản, văn hóa trong lòng Thủ đô, Festival Thu Hà Nội từng bước hình thành thương hiệu du lịch cho Hà Nội, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, trở thành nguồn lực nội sinh phát huy sức mạnh mềm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Thành công của lễ hội tiếp tục khẳng định Hà Nội là một trong những điểm đến hấp dẫn với những sắc màu tươi mới, sinh động với du khách trong nước và quốc tế.

Bài liên quan
  • Thu Hà Nội, đến để yêu
    Festival Thu Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2023 là sự kiện lần đầu tiên được Thành phố tổ chức để tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Đại biểu Quốc hội cân nhắc việc bổ sung thu phí giao thông nội đô vào Luật Đường bộ
    Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Hình thành thương hiệu du lịch mới của Thủ đô từ Festival Thu Hà Nội 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO