Văn hóa – Di sản

Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 19:31 16/03/2024

Tối 15/3, tại huyện Bình Liêu, nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công bố là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

7254.jpeg
Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ đón nhận Di văn hóa phi vật thể quốc gia

Soóng cọ là một loại hình dân ca đã được thực hành và gìn giữ suốt nhiều thế hệ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Sán Chỉ ở tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 10/11/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3421/QÐ-BVHTTDL công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng cọ của người Sán Chỉ thuộc các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Tiên Yên và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. Soóng cọ theo tiếng Sán Chỉ có nghĩa là “xướng ca,” “hát đối,” “hát giao duyên.”

Theo lời người xưa kể, người Sán Chỉ hát soóng cọ quanh năm, mọi nơi, mọi lúc, mỗi khi có dịp. Hội hát soóng cọ hay còn gọi là Hội tháng Ba của người Sán Chỉ ra đời cách đây 300 năm.

Những năm thuộc thập kỷ 90 thế kỷ XX trở về trước, soóng cọ rất được ưa chuộng, và không biết tự bao giờ, ngày 16/3 Âm lịch hằng năm đã trở thành ngày hội riêng của người Sán Chỉ.

Làn điệu Soóng Cọ là một loại hình dân ca đã được thực hành và gìn giữ suốt nhiều thế hệ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Sán Chỉ.

Theo tiếng Sán Chỉ, Soóng Cọ có nghĩa là ca hát, hát đối, hát giao duyên. Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Soóng Cọ do từng đôi nam nữ, hay một tốp nam, tốp nữ hát đối đáp trong ngày hội xuân, trong lễ cưới, khi lao động sản xuất, lúc nông nhàn.

Trước kia, trong ngày hội soóng cọ, đồng bào Sán Chỉ còn gọi là Hội hát tháng ba thường diễn ra vào cuối mùa xuân, khi vụ cấy đã xong, trai gái hò hẹn nhau tụ hội lên đồi, ra suối để bày tỏ tình cảm yêu thương, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn, những công việc hàng ngày để quên đi mệt mỏi, chia sẻ những lời tâm sự, ước mơ về một cuộc sống ấm no.

Xã Húc Động, huyện Bình Liêu có 82% dân cư là người Sán Chỉ, là nơi lưu giữ và bảo tồn nghệ thuật dân gian hát soóng cọ lâu đời nhất tại Quảng Ninh. Tại đây, hầu hết từ người già đến thanh niên và trẻ em đều ngâm nga khúc soóng cọ như một thói quen không thể thiếu hàng ngày.

Người Sán Chỉ tại Bình Liêu rất say mê ca hát và ví soóng cọ là điệu hát gửi gắm hết thảy lòng mình, là lời tự tình trai gái giao duyên. Qua điệu soóng cọ, thanh niên giao lưu học hỏi, đôi lứa đang yêu dùng lời hát để thể hiện tâm tư, gửi gắm tình cảm đến người thương. Người già trong thôn bản dùng lời hát để răn dạy con cháu những bài học làm người.

Soóng cọ có thể hát quanh năm, hát bất kỳ đâu mỗi khi có dịp như tại đám cưới, ăn nhà mới, các ngày hội, hát chủ đề về các loại hoa, 12 tháng trong năm hay đơn giản chỉ là hát cho nhau nghe mỗi khi nông nhàn. Người từ thôn bản này sang thôn bản khác chơi hoặc cứ khách lạ đến là mọi người lại hò nhau quây quần, hát điệu soóng cọ bên bếp lửa bập bùng.

Thời gian gần đây, làn điệu Soóng Cọ của người Sán Chỉ đã được các địa phương phục dựng và duy trì tổ chức thường niên, bài bản, quy mô.

Hội Soóng Cọ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Chỉ, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể, biến Di sản Văn hóa thành tài sản du lịch.

Tại buổi lễ, huyện Bình Liêu tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2024. Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 12/5 với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc của huyện Bình Liêu./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO