Văn hóa – Di sản

Giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là động lực phát triển bền vững

Hà Oai 12/03/2024 07:52

Giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển nhanh, bền vững và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Tiềm năng và lợi thế riêng có của Cố đô Huế

Di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là phương tiện để quảng bá về hình ảnh địa phương cho du khách, tạo nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. Cố đô Huế có 7 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh, công nhận và gần 1.000 công trình, địa điểm được kiểm kê, phân công quản lý (trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 80 di tích cấp tỉnh) 205 công trình, địa điểm nằm trong danh mục kiểm kê của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt, công bố.

z5137313983623_76191ce50f1dfa23e99c3f4426081b16.jpg
Sau khi được phụng dựng hoàn thành và mở cửa đón khách, Điện Kiến Trung thu hút nhiều du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Nhận thức rõ tiềm năng và lợi thế riêng có của các giá trị văn hóa, Thừa Thiên – Huế khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội… mà trong đó Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế đã xác định. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu, trùng tu các công trình tại Đại Nội Huế như Ngọ Môn, Cung Trường Sanh, Cung Diên Thọ, Lầu Tứ Phương Vô Sự, Điện Thái Hòa, Điện Kiến Trung và các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (TP Huế) và làng Dương Nỗ, di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu. Phối hợp với TP Đà Nẵng thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan.

Tập trung di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, công sở ra khỏi khu vực Kinh thành Huế, di dời dân cư sinh sống trên Thượng thành Huế và tái định cư người dân vạn đò sông Hương để bảo đảm tính nguyên vẹn của di sản. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ du lịch, hỗ trợ và tạo điều kiện hoàn chỉnh hệ thống bảo tàng, làm phong phú hóa các thiết chế văn hóa của Cố đô Huế.

Nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng, các lễ hội văn hóa đặc sắc đã được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng thành công. Tổ chức thành công các kỳ Festival Huế với quy mô quốc tế, góp phần nâng cao vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế ở khu vực và quốc tế. Thừa Thiên – Huế đang tập trung xây dựng Huế thành Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài Việt Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ Ca Huế, triển khai thực hiện Đề án Festival bốn mùa, phát huy giá trị phố cổ, nhà rường và làng cổ… gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống…

Trong quá trình hợp tác quốc tế, tỉnh Thừa Thiên – Huế chú trọng trao đổi, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm bảo tồn, gìn giữ, tu bổ di sản văn hóa và theo đánh giá của UNESCO việc bảo tồn di tích ở Cố đô Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc quan tâm và chú trọng bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ không gian của di sản với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả…

Văn hóa và con người xứ Huế là động lực phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình nỗ lực giữ gìn, bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, di sản văn hóa của Thừa Thiên - Huế đã được ghi nhận và đánh giá cao. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 38/2021/QH15 về các cơ chế, chính sách áp dụng đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn Di sản. Đây là sự hỗ trợ đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên - Huế thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ-TW của Bộ chính trị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

dsc01813.jpg
Chương trình nghệ thuật "Huế by light - The live show" tại Ngọ Môn Huế và nằm trong chuỗi sự kiện trong lễ hội mùa đông Festival Huế 2023.

Thừa Thiên - Huế đang khẳng định lối đi riêng rất thành công để trở thành đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”. Vị thế là trung tâm trong 4 lĩnh vực gồm văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo đang dần được khẳng định sau khi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa có hiệu quả.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, từ thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mặt khác kinh tế phát triển bền vững, hiệu quả thì phải dựa trên nền tảng văn hóa và vì mục tiêu văn hóa, con người. Xác định văn hóa và con người xứ Huế là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, trong thời gian tới Thừa Thiên - Huế sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ, toàn diện những quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, kiên trì mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, con người.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn xác định các giá trị văn hóa, di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa. Là phương tiện để quảng bá về hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững đúng với thế mạnh, đặc trưng riêng của mình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là động lực phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO