Chuyển động Hà Nội

Hà Nội - Viêng Chăn: trao đổi kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực công thương

Kim Thoa (T/h) 10:43 04/07/2023

Từ ngày 3 đến ngày 7/7, Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) cử Đoàn công tác sang làm việc, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực công thương tại thành phố Hà Nội.

64d7f48e329fe2c1bb8e-6621.jpg
Đại diện hai Sở Công thương Hà Nội và Viêng Chăn (Lào) tặng quà lưu niệm. (ảnh: Báo Nhân dân)

Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra các hoạt động: Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương giữa hai Thủ đô; Khảo sát thực tế tại một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, làng nghề trên địa bàn Hà Nội; tham dự Lễ khai mạc triển lãm chuyên đề tại điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô...; Khảo sát thực tế tại một số Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tại khu công nghiệp Lễ Môn (thành phố Thanh Hóa).

Đặc biệt, “Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương giữa hai Thủ đô” là nội dung quan trọng trong việc thực hiện Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025.

Đây là một trong những hoạt động nhằm tiếp tục triển khai các nội dung đã ký trong Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội với Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn; hưởng ứng Năm Hữu nghị Đoàn kết  Việt Nam-Lào 2023; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Công thương Thủ đô Hà Nội và Sở Công thương Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025, ký tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 4/1/2022.

Năm 2022, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đã đạt 180 triệu USD, tăng 52,5% so với năm 2021. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư 214 dự án tại Lào với tổng số vốn 5,34 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Bên cạnh đó, Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Lũy kế đến nay, tổng vốn FDI đăng ký của Lào vào thành phố Hà Nội là 10,5 triệu USD. Các doanh nghiệp của Lào đầu tư tại Hà Nội trong một số lĩnh vực như thương mại, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; sửa chữa ô tô, xe máy…

Trong những năm qua, hợp tác thương mại giữa thành phố Hà Nội và Lào tăng trưởng tốt. Mặc dù, giai đoạn năm 2020-2022 chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên vẫn đạt kết quả tích cực. Riêng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào ước đạt 200 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 20% so với năm 2021. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Lào năm 2022: khoáng sản (chiếm tỷ trọng 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào); cơ kim khí (chiếm tỷ trọng 14,4%); linh kiện điện tử - vi tính (chiếm tỷ trọng 5,3%).

Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022 từ Lào ước đạt 211 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 12,6% so với năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Lào năm 2022 là: nông sản các loại (chiếm tỷ trọng 14,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Lào); phân bón các loại (chiếm tỷ trọng 12,2%); thực phẩm (chiếm tỷ trọng 6%).

Tại Hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đã thông tin tới đoàn công tác Sở Công thương Viêng Chăn về kinh nghiệm, giải pháp triển khai những nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công thương trên địa bàn Hà Nội.

Quyền Giám đốc Trần Thị Phương Lan cũng bày tỏ mong muốn, hai Sở Công thương tiếp tục triển khai các nội dung trong các biên bản đã ký kết.

Tháng 4 vừa qua, Sở Công thương hai Thủ đô Hà Nội - Viêng Chăn đã cùng tổ chức thành công Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại, làng nghề tại Lào năm 2023. Thông qua chương trình, Đoàn công tác đã có 13 Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký giữa doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp Lào. Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội mới cho các làng nghề, doanh nghiệp của Hà Nội, Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luang Prabang về phát triển vùng nguyên liệu; đưa hàng của Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luang Prabang vào hệ thống phân phối của Hà Nội và ngược lại.

Bà Vanmany PHIMMASAN, Giám đốc Sở Công Thương Viêng Chăn cho biết, mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ thân thiết, lâu đời. Đoàn công tác rất cảm ơn UBND thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực trong việc quản lý, phát triển ngành Công Thương của Hà Nội. Đoàn hy vọng sẽ tiếp thu thêm kinh nghiệm để áp dụng cho sự phát triển của ngành Công Thương Viêng Chăn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội - Viêng Chăn: trao đổi kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực công thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO