Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Trao giải thưởng và triển lãm Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ly Ly 09/08/2024 17:47

Cuộc thi nhằm tuyên truyền đậm nét về mốc son và ký ức hào hùng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô; đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Ngày 10/8, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Trước đó, ngày 26/4/2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 313/KH-SVHTT-CVHCS về việc Tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); ban hành Thể lệ số 69/TL-SVHTT-CVHCS Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 10/10/2024).

Theo đó, tháng 5/2024, Ban Tổ chức đã chính thức phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đến đông đảo các hoạ sĩ, các đơn vị, các tổ chức cùng các trường Đại học chuyên ngành mỹ thuật, thiết kế đồ họa trên địa bàn Thành phố và khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Sau 02 tháng phát động, đến nay, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 700 tác phẩm tranh cổ động và logo của hơn 300 tác giả chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp đến từ nhiều cơ quan, đơn vị thuộc nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Quảng Nam, Đắk Nông, Tây Ninh, Đà Lạt, Đồng Tháp, công an, quân đội; các cơ quan đơn vị văn hoá, văn học, nghệ thuật trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Sơn La…

tac-pham-cua-tac-gia-pham-ngoc-manh.jpg
Tác phẩm "Hoà bình Hạnh phúc" của tác giả Phạm Ngọc Mạnh (Hà Nội).

Theo đánh giá chung của Ban Tổ chức, một trong những điểm nổi bật và thành công nhất của Cuộc thi lần này là đã thu hút được sự tham gia đông đảo, rộng khắp của các tác giả chuyên và không chuyên đến nhiều tỉnh, thành, cơ quan, đơn vị trên cả nước (50 tỉnh thành). Tác giả lớn tuổi nhất tham gia cuộc thi là họa sỹ Trần Duy Trúc, 80 tuổi, đã nhiều lần đoạt giải thưởng tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động. Các tác giả nhỏ tuổi nhất, 20 tuổi, là các em sinh viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.

anh-tac-pham-nguyen-cong-quang.jpg
Tác phẩm "Logo 70 năm Giải phóng Thủ đô” của tác giả Nguyễn Công Quang (Hà Nội).

Chia sẻ với phóng viên Người Hà Nội, tác giả Nguyễn Công Quang (Hà Nội) cho biết, ông đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để sáng tạo các tác phẩm tham dự Cuộc thi. Về tác phẩm “Logo 70 năm Giải phóng Thủ đô”, ông Nguyễn Công Quang thông tin thêm, biểu trưng dùng hình ảnh số 70 chính là kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, cột cờ Hà Nội; dòng chữ “Giải phóng Thủ đô”, dòng chữ số 1954-2024 và lá cờ Tổ quốc trên đỉnh cột cờ thể hiện biểu trưng kỳ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Ông chọn cột cờ Hà Nội bởi lẽ, ngày 10/10/1954, lễ thượng cờ tại cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam, Thủ đô Hà Hà Nội được giải phóng và cột cờ Hà Nội là nhân chứng cho giờ phút lịch sử hào hùng của Thủ đô; một biểu tượng vinh quang và là niềm tự hào của mỗi người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam. Gam màu chủ đạo của biểu trưng là màu đỏ kết hợp với màu vàng thể hiện màu cờ Tổ quốc, màu của chiến thắng và tương lai rực rỡ.

ha-noi-trai-tim.jpg
Tác phẩm "Hà Nội trái tim của cả nước Thành phố vì hòa bình" của tác giả Bạch Thị Lợi (Vĩnh Phúc).

Cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có ý nghĩa thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô; từ đó, nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của quân và dân Thủ đô; giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; phát huy truyền thống Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến; Thành phố vì hoà bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Theo kế hoạch, sau Lễ trao giải và khai mạc, Triển lãm các tác phẩm tranh cổ động có chất lượng tốt và logo kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô sẽ diễn ra từ ngày 10/8 đến ngày 31/8/2024 tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 8/8/2024, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) có gửi công văn số 694 NHCS-QCTT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • [Podcast] Chùa Vạn Ngọc – Cổ tự linh thiêng bên sông Hồng
    Hà Nội nghìn năm văn hiến, đã ghi dấu trong sử sách, và cũng hiện hữu trong từng mái đình, ngõ xóm, từng tấm bia cổ rêu phong giữa lòng phố thị hôm nay. Với hàng vạn di tích được xếp hạng, từ di tích quốc gia đặc biệt đến các di chỉ văn hóa làng xã, Thủ đô Hà Nội là một “bảo tàng sống” – nơi truyền thống và hiện đại giao thoa trong từng hơi thở. Giữa kho tàng ấy, có những ngôi chùa mang trong mình một vẻ đẹp trầm mặc ngay giữa phố thị tấp nập, đó là chùa Vạn Ngọc.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Trao giải thưởng và triển lãm Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO