Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hà Nội: Tiến tới ban hành bộ tiêu chí xây dựng người Hà Nội phù hợp với bối cảnh mới, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện

Ly Ly 21/12/2024 11:00

Hội nghị tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh” do Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại diện Lãnh đạo, nhà quản lý, cán bộ… trong lĩnh vực văn hoá của Trung ương và Hà Nội.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, Hội nghị toạ đàm đã quy tụ 56 bài viết liên quan về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; hệ giá trị gia đình Thủ đô, bản sắc văn hoá con người Thủ đô... của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố; chuyên gia, nhà khoa học, đại điện Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch các tỉnh thành vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

tin3.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Hội nghị toạ đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám sáng ngày 13/12/2024.

Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm, từ đó xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, tiến hành thường xuyên. Tiêu chí xây dựng người Hà Nội phù hợp với bối cảnh mới theo phương châm cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.

TS. Nguyễn Viết Chức cho rằng, trong mọi hoàn cảnh của lịch sử, người Hà Nội về cơ bản vẫn mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, người Hà Nội vẫn có những nét riêng tạo nên bản sắc của người “kinh sư muôn đời”. Bước vào kỷ nguyên mới, những phẩm chất nào của người Hà Nội cần giữ gìn và phát huy, những phẩm chất nào cần bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu mới.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh khẳng định: “Chuỗi các Hội nghị toạ đàm thực sự là cơ hội quý báu để các đơn vị, sở, ban ngành liên quan, các địa phương phối hợp cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung; các tiêu chí con người Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng mang đậm tính đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

Bài liên quan
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim lịch sử Việt Nam: Sợ hãi, ngại ngần ngăn cản sáng tạo
    Dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam từng ghi dấu những cái tên đã trở thành biểu tượng như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973), Sao tháng Tám (1976), Bao giờ cho tới Tháng Mười (1984), Hà Nội mùa đông năm 46 (1997),… hay những bộ phim gây được tiếng vang trong thời gian gần đây như Đừng đốt (2009), Long Thành cầm giả ca (2010), Mùi cỏ cháy (2012), Những người viết huyền thoại (2013), Đào, phở và piano (2023)… Nhưng những tác phẩm thể loại lịch sử ấn tượng tiếp theo dường như vẫn mắc kẹt đâu đó trong giấc mộng của những nhà làm phim khi bị bủa vây bởi muôn vàn nỗi sợ và thách thức từ kịch bản, kinh tế, chính sách, tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Hội Sân khấu Hà Nội năm 2024: Hoạt động hiệu quả, gặt hái nhiều giải thưởng
    Sáng ngày 20/12, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại trụ sở Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm).
  • Di sản văn hoá, văn nghệ đặc sắc, quý giá của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay và mai sau
    Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa. Ông sinh ngày 20/12/1924 ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Sóc Sơn: Sôi động Lễ hội mua sắm năm 2024
    Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024 với 120 gian hàng và hơn 1000 sản phẩm là các hàng hóa nông sản, đặc sản vùng miền, thực phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề truyền thống.
  • Hà Nội phân luồng giao thông dịp Tết 2025
    Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa đưa ra phương án phân luồng giao thông phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, mùa lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Tiến tới ban hành bộ tiêu chí xây dựng người Hà Nội phù hợp với bối cảnh mới, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO