Hà Nội, Quận Đống Đa: Khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2019 - một Di tích lịch sử văn hóa

Bài và Ảnh: Thành Nguyễn, Tùng Nguyễn| 09/03/2019 18:45

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Quận, Phòng Văn hoá Thông tin quận Đống Đa. Tổ chức khai mạc lễ hội: Bích Câu Đạo Quán, theo thông lệ, cứ mỗi độ xuân về, vào ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại di tích Bích Câu Đạo Quán long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức tiên ông Trần Tú Uyên.

Hà Nội, Quận Đống Đa: Khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2019 - một Di tích lịch sử văn hóa

Cổng di tích lịch sử văn hóa – Bích Câu Đạo Quán, ngày lễ hội

Theo nhiều thư tịch cổ, Bích Câu Đạo Quán được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông Thế kỷ 15, là nơi các đạo sĩ luyện phép trường sinh và thờ cúng thần tiên. Với cảnh đẹp và truyền thuyết lãng mạng về hàn sĩ Tú Uyên gặp nàng tiên Giáng Kiều, từ xa xưa, nơi đây đã sớm nổi tiếng là danh thắng bậc nhất ở kinh đô. Tương truyền, đức tiên ông Trần Tú Uyên vốn sinh trưởng tại phường Bích Câu, là một nho sỹ tài hoa, hay ngao du sơn thuỷ, đề thơ xướng hoạ cùng bạn văn chương. Một hôm đi xem hội ở chùa Ngọc Hồ (Tức chùa Bà Ngô, nay thuộc phường Văn Miếu), nhặt được chiếc lá đỏ dưới cây mẫu đơn, trên lá có ghi bài thơ:

Liễu biếc đào hồng tiết tháng ba
Xe loan hạ cánh cửa thiên gia
Cầu lam chật ních người như kiến
Ai biết thần tiên trước mặt ta?

Nhờ thần linh ứng mộng, ngài gặp được tác giả bài thơ - chính là nàng tiên giáng trần tên Hà Giáng Kiều, cùng kết nghĩa vợ chồng, sống vô cùng hạng phúc. Ngài học hành thành đạt, luôn quan tâm chữa bệnh cứu người, có nhiều công lao trong bảo vệ đất nước, được vua Lê Thánh Tông phong tặng là “An quốc chân nhân”. Vào một ngày trời đẹp, ngài cùng vợ từ bỏ cõi trần gian, cưỡi hạc bay về tiên giới, được nhân dân kính cẩn thờ phụng tưởng nhớ, lập nên ngôi đền ngay trên nền nhà học cũ, gọi là Bích Câu Đạo Quán. Trải qua nhiều biến động của thời gian cũng như ảnh hưởng của chiến tranh loạn lạc, di tích vẫn luôn được nhân dân chăm lo, bảo vệ.

Trong những năm kháng chiến chống pháp, di tích bị phá huỷ hoàn toàn, năm 1952 Đền Bích Câu được nhân dân làng An Trạch đóng góp khôi phục lại. Trong dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích tiếp tục được UBND thành phố Hà Nội triển khai tu bổ, tôn tạo tổng thể, tạo nên diện mạo khang trang như ngày hôm nay. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phối hợp hỗ trợ của các nghành, đoàn thể và đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội vẫn duy trì thường xuyên, đảm bảo chấp hành tốt các quy định của nhà nước về tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh tại Bích Câu Đạo Quán, tín ngưỡng. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, cùng với các hoạt động tế lễ, lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn và viết tặng thư pháp,...tạo nên những nét đặc sắc, có sức ảnh hưởng và lan toả mạnh mẽ các giá trị văn hoá truyền thống đến cộng đồng dân cư.

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán được quan tâm và duy trì như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, các nghệ nhân, nghệ sỹ và đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân đã nhiệt tình tham gia đóng góp, ủng hộ về tinh thần và vật chất để góp phần duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho chúng ta ngày hôm nay.

Một số hình ảnh lễ hội:

Hà Nội, Quận Đống Đa: Khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2019 - một Di tích lịch sử văn hóa

Đồng chí: Nguyễn Trọng Hải - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, quận Đống Đa phát biểu khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán

Hà Nội, Quận Đống Đa: Khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2019 - một Di tích lịch sử văn hóa

Tế lễ tại lễ hội:  Bích Câu Đạo Quán 

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Hà Nội, Quận Đống Đa: Khai mạc lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2019 - một Di tích lịch sử văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO