Chính sách & Quản lý

Hà Nội phê duyệt dự án Cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim huyện Thạch Thất

Duy Minh 19:33 20/08/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 4221/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án Cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

tram-bom-1342021.jpg
Hà Nội phê duyệt dự án Cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim huyện Thạch Thất (ảnh minh hoạ: internet)

Dự án nhằm đảm bảo tiêu cho khoảng 750ha diện tích đất tự nhiên thuộc các xã Kim Quan, Cần Kiệm, Thạch Xá, Chàng Sơn, huyện Thạch Thất; đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác quản lý vận hành; tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đây là dự án nhóm B, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình Thủy lợi) cấp IV do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP Hà Nội làm chủ đầu tư.

Cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim gồm các hạng mục: Xây dựng công trình khu đầu mối trạm bơm có lưu lượng tiêu thiết kế QTKTiêu=6,11 m3/s (lắp đặt 4 tổ máy bơm với lưu lượng mỗi máy Q1máy=5.500 m3/h); cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu Lim với chiều dài khoảng 1.893m; kiên cố hóa bờ hữu kênh kết hợp làm đường giao thông nông thôn với chiều dài khoảng 1.669,27m; cải tạo, nâng cấp các công trình trên tuyến kênh.

UBND TP Hà Nội giao chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND TP về tính chính xác, tính hợp pháp của các thông tin, số liệu thể hiện trong nội dung hồ sơ dự án trình thẩm định, phê duyệt.

Tổ chức quản lý, thực hiện dự án đúng quy định của pháp luật và thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thực hiện các gói thầu đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, hoàn thành đúng tiến độ quy định; sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư triệt để tiết kiệm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Thực hiện công tác giám sát đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 của UBND thành phố ban hành Quy định phân công tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của thành phố và các quy định của pháp luật liên quan; phối hợp với các địa phương trong vùng dự án tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng theo quy định, công bố công khai các thông tin của dự án để nhân dân vùng dự án biết và tham gia giám sát.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm của Sở quản lý xây dựng công trình chuyên ngành về đầu tư, quản lý chất lượng công trình; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước chuyên ngành về giám sát và đánh giá đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đúng quy định; Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan đến quản lý đầu tư, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật và thành phố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Viết tiếp những trang sử vẻ vang của Thủ đô văn hiến, anh hùng
    Năm 2024 đánh dấu mốc son 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Nhìn lại quãng thời gian 2/3 thế kỷ kể từ sau ngày giải phóng, có thể thấy những bước chuyển mình của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả đã đạt được góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của Thành phố anh hùng, Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • Những cảm xúc đan xen về Hà Nội trong thi ca
    Sáng ngày 10/10, đông đảo thành viên của Hội Nhà văn Hà Nội đã tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề “70 năm Giải phóng Thủ Đô với sức sống thi ca và sự phát triển của văn học Hà Nội”.
  • Việt Nam có 9 trường đại học lọt bảng xếp hạng thế giới
    Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025, ngoài các tên quan thuộc như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, năm nay có sự xuất hiện đáng chú ý của Trường Đại học Y Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn kiện quan trọng về Thủ đô Hà Nội với tầm nhìn mới và tư duy đột phá”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh: “Nhìn lại 70 năm phấn đấu hy sinh, xây dựng và phát triển, Hà Nội và Nhân dân cả nước càng có quyền tự hào về Hà Nội yêu dấu của chúng ta, Thủ đô văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • [Video] Vẹn nguyên ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son lịch sử đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Ngày ấy, Đại đoàn 308 dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội. Từ sáng sớm đường phố Hà Nội đã rợp cờ hoa, người dân đổ ra khắp mọi nẻo đường chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.
  • Triển lãm Sách chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10//2024).
  • Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) sẽ được Bộ TT&TT phát hành đặc biệt đúng vào ngày 10/10/2024.
  • [Podcast] Động lực cho Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định mới về phát triển công nghệ, với nhiều điều, khoản thể hiện tính đặc thù để Hà Nội phát triển về lĩnh vực này. Trong chương trình “Phổ biến pháp luật về Luật Thủ đô” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ chế, chính sách về về phát triển công nghệ trong Luật Thủ đô (sửa đổi), khi Luật được thi hành sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước.
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Phim được đề cử Oscar 2024 mở màn Liên hoan phim Đức tại Hà Nội
    Liên hoan phim Đức: KinoFest là Liên hoan phim thường niên của Viện Goethe tại Đông Nam Á dành cho điện ảnh đương đại Đức. Sau thành công của hai mùa liên hoan trước vào năm 2022 và 2023, KinoFest 2024 sẽ chính thức quay trở lại Việt Nam trong tháng 10. Khán giả có thể thưởng thức các tác phẩm tại các rạp chiếu phim và địa điểm công cộng ở: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Lạt, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ.
  • Quận Hai Bà Trưng tổ chức dâng hoa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng ngày 10/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Quận ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức dâng hoa tại địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Chiến lũy Ô Cầu Dền - Liên khu II (thuộc khuôn viên trụ sở HĐND&UBND quận).
Hà Nội phê duyệt dự án Cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim huyện Thạch Thất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO