Chính sách & Quản lý

Hà Nội tập trung giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm

Minh Nhật 22/07/2024 15:09

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính đến ngày 15/7/2024, kết quả giải ngân của toàn TP đạt 20.889 tỷ đồng, tương đương 25,8% kế hoạch. TP đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để phấn đấu giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, kế hoạch đầu tư công trung hạn ở mức cao nhất.

hn.jpg
Một phần phối cảnh tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: TL

Công văn ngày 18/7/2024 về kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của UBND TP Hà Nội cho thấy, GRDP 6 tháng năm 2024 trên địa bàn Hà Nội tăng 6%, cao hơn cùng kỳ (5,97%); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; xuất, nhập khẩu phục hồi, tăng khá cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP là hơn 259 nghìn tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023; tổng chi ngân sách địa phương là hơn 44.400 tỷ đồng, đạt 30,4% dự toán giao đầu năm, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó, chi đầu tư phát triển là 19.484 tỷ đồng, đạt 24,0% dự toán, tăng 22,3% so với cùng kỳ).

Đáng chú ý, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP đã có nhiều khởi sắc, đáng ghi nhận so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/7/2024, kết quả giải ngân của toàn TP đạt 20.889 tỷ đồng, tương đương 25,8% kế hoạch. Kết quả này thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước, tuy nhiên đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn TP. Giá trị giải ngân tuyệt đối cao hơn 22,7% so với cùng kỳ năm 2023 và đứng thứ 2 cả nước.

Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của TP trong thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đảm bảo nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đặc biệt là Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, các dự án, công trình trọng điểm, các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng văn hóa, xã hội, các dự án thuộc kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực (y tế, văn hóa, giáo dục) của TP.

Để hoàn thành toàn diện và cao nhất các nhiệm vụ thu – chi ngân sách Nhà nước năm 2024, UBND TP yêu cầu Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã quản lý chặt chẽ nguồn thu, phấn đấu tăng thu để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ; tăng cường quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt tiết kiệm triệt để chi thường xuyên.

Trong đó, tập trung triển khai thi hành Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, phấn đấu hoàn thành vượt mức cao nhất dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2024 để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh, tạo cơ sở vững chắc cho các năm tới.

Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của TP; khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài; phát huy đầu tư công để kích hoạt, dẫn dắt và thúc đẩy đầu tư tư; thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài theo phương thức đối tác công tư.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các quy hoạch cấp Quốc gia, quy hoạch Vùng và các quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt với các nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn hoàn thành cụ thể, bảo đảm dễ thực hiện, dễ theo dõi, dễ kiểm tra, dễ giám sát. Chú trọng rà soát, điều chỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên danh mục các dự án, nội dung thành phần về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả; tránh dàn trải, manh mún.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…

Được biết, tại Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Trung ương giao cho Thành phố Hà Nội là 81.033 tỷ đồng, cao hơn 1,73 lần so với kế hoạch Trung ương giao năm 2023. Trong những năm gần đây, giải ngân của Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ giải ngân tăng dần qua các năm. Trong đó năm 2023, kết quả giải ngân đạt 115,3% kế hoạch Trung ương giao.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Hà Nội tập trung giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO