Hà Nội

Hà Nội phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2023

Phương Anh 30/06/2023 20:44

“Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7% thì quý III phải tăng từ 7,54% trở lên, quý IV phải tăng từ 8,23% trở lên – đây là những nhiệm vụ rất thách thức, các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm”. Đó là thông tin được ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nhấn mạnh tại Họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý II năm 2023, diễn ra chiều 30/6 tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội.

3.jpg
Đồng chí Trương Việt Dũng – Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chủ trì buổi họp báo

Chủ trì Họp báo có đồng chí Trương Việt Dũng – Chánh Văn phòng UBND thành phố (TP) Hà Nội, đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cùng các đồng chí Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành TP Hà Nội.

Tăng trưởng GRDP thấp hơn kịch bản đầu năm

Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm là 220.121 tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, bằng 122,9% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương là 39.769 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, bằng 126,8% so với cùng kỳ.

4.jpg
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023

Xuất, nhập khẩu suy giảm do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới; Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 8.084 triệu USD, giảm 2,7% (cùng kỳ tăng 17,1%); Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 17.386 triệu USD, giảm 16,3% (cùng kỳ tăng 24,5%).

Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm 194.656 tỷ đồng, tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 8,8%); Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát; Bình quân 6 tháng đầu năm CPI tăng 1,22%, thấp hơn cùng kỳ (tăng 3,25%) và đạt mục tiêu đề ra (dưới 4,5%).

Tăng trưởng GRDP được duy trì, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ và thấp hơn kịch bản đầu năm. Theo đó, GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97% - là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung – cầu và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia.

Các ngành kinh tế duy trì phát triển, tuy nhiên một số lĩnh vực có xu hướng tăng chậm lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng và vận tải hàng hoá tăng khá, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ.

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng duy trì TP tăng trưởng (3,28%), tuy nhiên thấp hơn mức cùng kỳ (6,31%). Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm TP đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước và vượt kết quả năm 2022; Doanh nghiệp tiếp tục phát triển với 15.618 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5%.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội TP tiếp tục phát triển: Chất lượng giáo dục được giữ vững; Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện; An ninh xã hội được đảm bảo. Phát triển hạ tầng số, hạ tầng khoa học và công nghệ gắn với đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp được chú trọng; Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; Cải cách hành chính, thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, 4 hành động, sáng tạo, phát triển” được đẩy mạnh…

Trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội Thành phố cũng phối hợp UBND Thành phố quan tâm sát sao đời sống của nhân dân. Duy trì thường xuyên hoạt động thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, đối tượng có công, hộ nghèo,…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm

Đối với nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nhấn mạnh, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế Thủ đô bị tác động rõ rệt ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.

img_0510(1).jpeg
Quang cảnh buổi họp báo

“Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7,0% thì quý III phải tăng từ 7,54% trở lên, quý IV phải tăng từ 8,23% trở lên. Đây là những nhiệm vụ rất thách thức, các cấp, các ngành TP cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm.” – ông Vũ Duy Tuấn nhấn mạnh.

Kinh tế Thủ đô phải được đảm bảo tăng trưởng ổn định, kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó TP đẩy mạnh thực hiện dự án và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhất là các công trình trọng điểm (đường Vành đai 4; Các dự án thuộc kế hoạch đầu tư 03 lĩnh vực giáo dục, y tế, tôn tạo di tích…).

Thành phố sẽ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đồng thời, TP đẩy nhanh công tác lập quy hoạch; nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị và bảo vệ môi trường. Thành phố hoàn thành và trình duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Triển khai thực hiện Nhiệm vụ đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065…

Điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt: Cân đối hài hòa lợi ích và quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Liên quan tới một số vấn đề nóng hiện nay, đặc biệt là điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt của TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Thanh Tâm nhấn mạnh, Sở Tài chính và UBND thành phố xác định việc điều chỉnh giá nước sạch là nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân cũng như các doanh nghiệp, nên trong quá trình thực hiện UBND thành phố cũng đã có các biện pháp thận trọng và chỉ đạo sâu sát.

1.jpg
Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Thanh Tâm thông tin về vấn đề điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt

Lãnh đạo Sở Tài chính cho biết thành phố đã thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định giá nước trên địa bàn, bao gồm lãnh đạo các sở, ngành: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Thuế, Sở Y tế, Lao động, Sở Thông tin - Truyền thông,… thực hiện nhiệm vụ rà soát giá nước. Khi xây dựng phương án giá nước, Sở Tài chính đã làm việc trực tiếp với các đơn vị cấp nước, và được sự đồng thuận, ủng hộ của các đơn vị cấp nước trên địa bàn.

“Thành phố chỉ đạo liên ngành thực hiện tổng thể các phương án để bảo đảm hài hòa lợi ích và quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tất cả mọi quyền lợi của người dân được thành phố đặt lên trên hết” - bà Trần Thanh Tâm nhấn mạnh.

Trong phương án giá nước, để đảm bảo đời sống của người dân, Thành phố không quyết định tăng giá nước đột ngột mà thực hiện tăng theo lộ trình trong vòng 2 năm. Đảm bảo trong khoảng thời gian đó có thể đáp ứng được yếu tố đầu vào cấu thành giá nước; điều chỉnh kịp thời đảm bảo tính thị trường trong điều chỉnh giá nước.

Ngoài ra, Sở cũng đã tính đến bảo đảm an sinh xã hội, có chính sách riêng để bảo đảm đời sống cho các hộ cận nghèo, hộ chính sách, có những chính sách riêng biệt để bảo đảm đời sống.

“Trong 10 năm qua chúng ta ổn định giá nước. Thành phố tính toán điều chỉnh giá nước từ năm 2019 nhưng chưa thực hiện để đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19. Đến năm 2022, trong xu thế bắt buộc phải điều chỉnh giá nước để đảm bảo chi phí đầu vào và đầu ra, các đơn vị đã nghiên cứu rất thận trọng. So sánh chi phí mức sinh hoạt dưới 10m3, chi phí giá nước sạch của Hà Nội đang thấp hơn một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Điện Biên” - Chánh Văn phòng UBND TP Trương Việt Dũng cho biết thêm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO