Hà Nội gỡ "nút thắt" giao thông nhờ 4,8 km cầu cạn trên cao

Việt Hùng (Vietnam+)| 22/10/2018 12:06

Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sau khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc giao thông cho đường vành đai 3, kết nối trục giao thông quan trọng của Hà Nội với các địa phương khác.

Hà Nội gỡ
Nhà thầu đã hoàn thành công tác dựng rào chắn thi công các trụ cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long. (Ảnh: Vietnam+)

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Thăng Long - chủ đầu tư dự án, đến nay, Hà Nội đã bàn giao cho nhà thầu thi công dự án cầu cạn được tổng chiều dài là 4.708m/5.367,7m (còn khoảng 682,5m chưa được bàn giao). 

Cụ thể, tại gói thầu số 1, nhà thầu mới chỉ tiếp nhận tổng cộng 2.020m/2.682m (đạt khoảng 75,3%). Theo kế hoạch, phần mặt bằng này được bàn giao cho nhà thầu trong tháng 9 vừa qua, nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành, đồng thời dự án mở rộng đường vành đai 3 vẫn đang thực hiện dở dang nên nhà thầu vấn chưa tiếp nhận mặt bằng. 

Trên cơ sở điều kiện tiếp nhận mặt bằng, các nhà thầu đã hoàn thành công tác dựng rào chắn thi công các phân đoạn từ trụ P4 đến P16, từ trụ P19 đến P22 và đoạn từ trụ P29 đên P37; hoàn thành 109/406 cọc D1200mm; huy động một bãi đúc dầm (bãi đúc dầm bố trí cho 6 bệ đúc) và đã cho ra lò được 4 phiến dầm đầu tiên.

Đối với gói thầu số 2, mặt bằng được bàn giao sạch 100% nên nhà thầu đã dựng xong hàng rào các phân đoạn từ trụ P61 đến P96. Các đoạn còn lại (phần đã cấp phép rào chắn và tiếp nhận mặt bằng). Hiện nay, nhà thầu đang quản lý và thực hiện công tác đảm bảo giao thông.

Ông Phạm Hoàng Giang, tư vấn giám sát gói thầu số 1 cho biết, nhà thầu Nhật Bản rất khắt khe về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Công trường làm đến đâu phải sạch sẽ đến đó thì mới được làm tiếp, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn giao thông do dự án vừa thi công vừa phải phục vụ giao thông.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long cho rằng, theo hợp đồng đã ký kết, dự án sẽ hoàn thành sau 28 tháng thi công (dự kiến kết thúc vào tháng 10-2020) với điều kiện mặt bằng được bàn giao đúng hạn.

“Việc thành phố Hà Nội triển khai đồng thời dự án mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp (đường Phạm Văn Đồng) đã giúp cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuận lợi hơn khi "nút thắt" vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng đã từng bước được tháo gỡ”, ông Roãn nhìn nhận.

Theo ông Roãn, dự án đã được thay đổi thiết kế bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm hơn so với các đoạn đang khai thác hiện nay.

Cụ thể, khi phê duyệt dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thì chưa có dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng nên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu phải tính toán lại thiết kế của nút giao cầu vượt Mai Dịch sao cho phù hợp, nên phần thi công một số trụ ở phía cuối cầu vượt Mai Dịch đang phải chậm lại để chờ điều chỉnh thiết kế.

Theo tính toán, phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được điều chỉnh thiết kế theo hướng mở rộng ra mỗi bên khoảng 5m để có 2 làn như đường đô thị, đồng thời đường cao tốc vẫn chạy bên trên. Cách điều chỉnh này sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho việc lưu thông tại khu vực nút giao này.

Đoạn cầu cạn mới này có 6 nhánh lên xuống. Trước đây, theo thiết kế cũ sẽ dùng loại dầm Super T, tuy nhiên, hiện dầm của các nhánh này đang được nghiên cứu lại theo hướng sử dụng dầm bản rỗng để bảo đảm gọn nhẹ, thanh mảnh và mỹ thuật.

Một điểm đáng chú ý nữa là, nếu gầm của các đoạn cầu cạn đã đưa vào khai thác trước đây để trồng cỏ, làm dải phân cách thì tới đây, sau khi hoàn thành phần cầu cạn, phần gầm từ Mai Dịch tới Nam Thăng Long sẽ được làm đường đô thị, bố trí cho 2-3 làn xe phục vụ cho xe con và xe buýt lưu thông, vừa phát huy hiệu quả giao thông vừa không lãng phí quỹ đất.

“Việc xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long còn góp phần quan trọng phát triển hạ tầng giao thông và giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn...”, ông Roãn cho hay. 

Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết, tuyến vành đai 3 trên cao đã đưa vào khai thác đoạn Mai Dịch - Bắc Linh Đàm. Để khép kín hoàn thiện tuyến đường, Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư tiếp đoạn còn lại của dự án này, góp phần hoàn thiện dự án vành đai khép kín, kết nối sân bay và các khu vực lân cận.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội gỡ "nút thắt" giao thông nhờ 4,8 km cầu cạn trên cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO