Hà Nội: Giám sát việc người dân thực hiện cách ly xã hội từ nay đến 22/4

kinhtedothi| 17/04/2020 08:41

Hà Nội tăng cường giám sát việc người dân thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt từ nay đến 22/4/2020.

Ngày 16/4, BCĐ phòng, chống dịchCovid-19 thành phố Hà Nộiban hành Thông báo số 343/TB-BCĐ, kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng BCĐ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, tại phiên họp số 35.
Về công tác phòng chống dịch Covid-19, theo đó, trước mắt, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020, của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 22/4, trong thời gian thực hiện, tùy vào tình hình thực tế, Thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể tiếp theo.

Tuyên truyền công khai minh bạch diễn biến dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và Hà Nội để người dân nắm rõ, hiểu đúng tình hình và nhận rõ nguy cơ lây nhiễm vẫn đang tiềm ẩn trên địa bàn. Nhận thức rõ việc khống chế và dập tắt được dịch bệnh phụ thuộc chủ yếu vào việc người dân đồng thuận và thực hiện đúng chỉ đạo của Chính quyền, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.

Mọi người dân khi phát hiện những yếu tố ho, đau họng, sốt phải khẩn trương thông tin đến các cơ sở y tế trên địa bàn để được lấy mẫu xét nghiệm. Xác định khâu rà soát, phát hiện là nhiệm vụ quan trọng số một hiện nay.

Rà soát kỹ từng trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm (nhanh, RT-PCR), phân loại, thống kê đảm bảo khách quan. Tổng hợp, đối chiếu số liệu với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đảm bảo chính xác.

Phối hợp Công an thành phố Hà Nội tăng cường giám sát việc người dân tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020, của Thủ tướng Chính phủ; tích cực tuyên truyền để việc người dân thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, sát khuẩn là thói quen trong trong sinh hoạt hàng ngày, hiện tại cũng như sau này.

Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố xác định khâu rà soát, phát hiện là nhiệm vụ quan trọng số một hiện nay, các trường hợp có dấu hiệu (ho, đau họng, sốt...) phải được phát hiện kịp thời và nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo 24/24/7 việc tiếp nhận thông tin bất thường của người dân để lấy mẫu; Công tác xét nghiệm là tối quan trọng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố khẩn trương lấy mẫu và trả lời nhanh để phân loại; tất cả các trường hợp F1 phải được xét nghiệm và cách ly tập trung theo quy định.

Sở Y tế, Công an thành phố Hà Nội, Cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, rà soát các đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế, bán thuốc chữa bệnh trên địa bàn Thành phố, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng lạm dụng dịch bệnh để tăng giá.

Rà soát toàn bộ quy trình mua sắm đảm bảo đúng quy định, tuyệt đối không để tiêu cực xảy ra; Tham mưu UBND Thành phố mời các Ban liên quan của HĐND Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội... tham gia giám sát việc mua sắm trang thiết bị y tế (theo hình thức tập trung) phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh và khám chữa bệnh của Thành phố; sớm thực hiện mua sắm trang thiết bị bảo hộ y tế phục vụ công tác chữa bệnh và phòng bệnh.

Tiếp tục tập huấn kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả y bác sỹ, nhân viên ngành y tế Thành phố, đảm bảo sẵn sàng cho mọi tình huống, nâng cao năng lực xét nghiệm phải là hàng đầu; phấn đấu đạt 4.000 đến 5.000 mẫu/ngày khi cần; phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã thống kê số liệu các trường hợp đã thực hiện nghiệm, đảm bảo chính xác, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

UBND thành phố giao Sở Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện và xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin các tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí... gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố để kịp thời khen thưởng. Công an thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp quận, huyện, thị xã đảm bảo đo thân nhiệt tại các chốt ra vào Thành phố; tổ chức xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định. Tăng cường giám sát việc người dân thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt từ nay đến 22/4/2020.

http://kinhtedothi.vn/ha-noi-giam-sat-viec-nguoi-dan-thuc-hien-cach-ly-xa-hoi-tu-nay-den-224-381476.html
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Giám sát việc người dân thực hiện cách ly xã hội từ nay đến 22/4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO