Hà Nội: Đưa giáo dục kiến thức dinh dưỡng đến với học sinh tiểu học

Hải Truyền| 25/10/2022 14:47

Ngày 24/10, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chủ trì Hội nghị báo cáo kết quả triển khai Dự án Bữa ăn học đường giai đoạn 2020-2022 và định hướng triển khai giai đoạn 2022-2023.

Bữa ăn được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển về cả tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh. Học sinh được tiếp cận bữa ăn học đường với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cân đối, phù hợp trong trường học không những giúp các em nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn dinh dưỡng như thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm mà còn xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh.

Hà Nội có gần 700 trường tiểu học tổ chức bán trú. Công tác phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học không chỉ cần đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, mà còn cần đảm bảo xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý, đáp ứng được các tiêu chuẩn khuyến nghị về dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học bao gồm năng lượng, tỉ lệ cân đối các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, số lượng thực phẩm/bữa.

bua-an-4-3537.jpg
Ảnh: GDVN

Nhằm hỗ trợ các trường triển khai công tác bán trú hiệu quả, về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm và phòng, chống ngộ độc; tổ chức phong trào thi đua về an toàn, thực phẩm trong toàn ngành, phối hợp với các Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú.

Hà Nội cũng là 1 trong 4 tỉnh, thành phố tiên phong trên toàn quốc triển khai thí điểm Dự án Bữa ăn học đường kể từ năm 2015. Đến tháng 4/2017, Dự án đã được triển khai cho các trường tiểu học bán trú trên toàn địa bàn Hà Nội. Đến nay, thành phố đã có 125 trường áp dụng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Dự án, 168 trường áp dụng Chương trình giáo dục dinh dưỡng “3 phút thay đổi nhận thức”.

Tại các trường triển khai Dự án, công tác bán trú của đã được thực hiện dễ dàng thuận tiện hơn, cha mẹ học sinh đánh giá cao về ý nghĩa thực tiễn của Dự án và ủng hộ, đặt niềm tin vào công tác chăm sóc bữa ăn dinh dưỡng cho các em học sinh. Các em đã quen thuộc với thực đơn đa dạng, dinh dưỡng, ngon miệng của Dự án; đồng thời hưởng ứng bữa ăn tại trường và tham gia các nội dung giáo dục 3 phút thay đổi nhận thức rất tích cực.

Tham dự hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa đánh giá: Dự án Bữa ăn học đường có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong hỗ trợ công tác bán trú, các trường có thể sử dụng ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng sẵn có của phần mềm hoặc sử dụng phần mềm để xây dựng riêng thực đơn cân bằng dinh dưỡng theo đúng tiêu chuẩn cho học sinh tiểu học. Ngoài ra, các nhà trường kết hợp sử dụng những công cụ như video hay áp phích giáo dục dinh dưỡng để giáo dục những kiến thức dinh dưỡng nền tảng cơ bản, từ đó tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho các em, là tiền để để phát triển tầm vóc và thể lực cho các em học sinh trong tương lai.

Để triển khai thành công Dự án, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường cần truyền thông rộng rãi đến giáo viên, bảo mẫu, cán bộ nấu bếp, phụ huynh học sinh và các em học sinh về Dự án; lên kế hoạch lộ trình triển khai cụ thể, có thể triển khai từ 1-3 ngày/tuần, sau đó tăng lên 3-5 ngày/tuần, triển khai giáo dục dinh dưỡng cho học sinh…

Tiếp tục giai đoạn 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị: Với các trường đã triển khai dự án sẽ tiếp tục duy trì đơn dinh dưỡng của Dự án các ngày trong tuần, kết hợp sử dụng áp phích/video giáo dục dinh dưỡng nhằm tăng cường kiến thức dinh dưỡng cho học sinh. Còn với các trường chưa triển khai hoặc mới triển khai áp phích/video giáo dục dinh dưỡng cần tích cực nghiên cứu, xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho nhà trường; sớm triển khai và áp dụng thực đơn theo lộ trình tăng dần, duy trì sử dụng áp phích/video giáo dục dinh dưỡng của Dự án để giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
  • Những bộ phim Việt tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024
    Bốn bộ phim Việt được chọn để tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024 là "Mưa trên cánh bướm", "Cu li không bao giờ khóc" và hai phim ngắn...
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
Hà Nội: Đưa giáo dục kiến thức dinh dưỡng đến với học sinh tiểu học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO