Y tế - Giáo dục

Hà Nội đề nghị xem xét chính sách về tiền lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ

Phan Anh 18:09 14/12/2023

Hà Nội đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét tham mưu để thực hiện được chính sách về tiền lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ; bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên bảo đảm các quy định hiện hành về vị trí việc làm và định mức giáo viên.

toan-canh.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. (ảnh: Chính phủ)

Ngày 14-12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.

Phát biểu tham luận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định, 10 năm qua, Hà Nội đã tập trung thực hiện các giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đạt nhiều kết quả. Quy mô trường, lớp, học sinh các cấp học và trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng tăng lên.

Ông Trần Thế Cương cũng cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đó là cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi để ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Thành phố Hà Nội đã xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên như: Cấp kinh phí cho một số cán bộ quản lý và giáo viên đi học sau đại học bằng nguồn ngân sách thành phố; quy định về chế độ hỗ trợ nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú"…

Hà Nội đã triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia kinh nghiệm” giai đoạn 2022-2025 với hình thức: Trường giúp trường, giáo viên giúp giáo viên, tổ chức “ngân hàng giáo viên” góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành…

Tham luận của thành phố Hà Nội khẳng định, sau 10 năm tích cực thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, đến nay, Hà Nội đã có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, tạo nên sự phát triển vững chắc cho ngành Giáo dục Thủ đô.

Góp ý vào dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ nghiên cứu, cân nhắc bổ sung vào phần hạn chế, bất cập nội dung: Chưa thực hiện được chính sách về lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ.

Cụ thể là: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Về nội dung này, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét tham mưu Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện được chính sách về tiền lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ.

Thành phố Hà Nội đề nghị các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương tiếp tục ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học ra khỏi khu vực nội đô, ưu tiên quỹ đất để xây trường học công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại khu vực nội đô, khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ quan tâm, xem xét giao bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên bảo đảm các quy định hiện hành về vị trí việc làm và định mức giáo viên…

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đã chia sẻ những kết quả đạt được cũng như kiến nghị những giải pháp để Bộ Giáo dục và Đào tạo có những kiến nghị trình Chính phủ, Bộ Chính trị những vấn đề liên quan kết luận sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Dương Anh Đức cho biết, từ khi triển khai Nghị quyết, thành phố thường xuyên dành kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động phát triển giáo dục. Tính tổng chi cho các hoạt động giáo dục chiếm 28% chi thường xuyên; chiếm 20% chi xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đi đầu trong đổi mới dạy học từ truyền thụ kiến thức sang đánh giá phẩm chất, năng lực, ứng dụng vào thực tiễn; đưa kỹ năng ngoại ngữ, tin học vào trường phổ thông sớm; đại học cao đẳng tăng cường để đáp ứng đổi mới, hội nhập quốc tế. Vì vậy, thời gian tới, thành phố nỗ lực để trở thành trung tâm đào tạo tiên tiến thế giới vào năm 2045; quy hoạch mạng lưới trường lớp phấn đấu 300 phòng học/vạn dân độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, Dương Xuân Huyên chia sẻ, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, toàn tỉnh đã phổ cập xóa mù chữ ở 100% phường, xã; phổ cập tiểu học mức độ ba. Qua 10 năm thực hiện đổi mới, tỷ lệ học sinh khá giỏi nâng lên; tốt nghiệp THPT hằng năm đạt tỷ lệ trên 98%. Tuy nhiên, quá trình đổi mới tỉnh Lạng Sơn cũng gặp khó khăn khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, toàn tỉnh còn 730 điểm trường lẻ, 694 lớp ghép; thiếu 1.029 giáo viên so định mức quy định… Vì vậy, tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị ban hành kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện giao đủ số lượng giáo viên theo tinh thần đâu có học sinh, đó có giáo viên; bảo đảm ưu tiên chế độ tiền lương để nhà giáo gắn bó với nghề...

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, giáo dục và đào tạo trong 10 năm qua có đổi mới to lớn, chuyển biến tích cực.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành, địa phương - đặc biệt là toàn Ngành Giáo dục, trong việc triển khai đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn.

Đồng chí nhấn mạnh, thông qua các ý kiến trao đổi, thảo luận để Ban Cán sự Đảng, Bộ GD&ĐT có các bước hoàn thiện tiếp theo Đề án tổng kết quan trọng này. Từ đó, có những đề xuất nhằm đưa ngành GD&ĐT thích ứng, xử lý, vượt qua được khó khăn, thách thức, góp phần đưa GD&ĐT ngày càng phát triển; tập trung các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT để tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH- HĐH đất nước; đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT. Có giải pháp đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài công tác trong ngành giáo dục…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hà Nội đề nghị xem xét chính sách về tiền lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO